Chính Phủ mới liệu có khá hơn trong việc bảo vệ rừng và chống biến đổi khí hậu
Những bài học đắt giá mà Việt Nam đã phải đối mặt trong nhiều năm qua đó là tài nguyên rừng càng ngày càng suy giảm, nhiều diện tích rừng gần như bị xoá sổ vĩnh viễn, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiểm hoạ mang tính toàn cầu: biến dạng hệ sinh thái, thay đổi khí hậu và gia tăng các hiểm hoạ thiên nhiên... từng ngày đe doạ trực tiếp đến đời sống con người.
Hình ảnh: Rừng thông rộng 156ha và có tuổi thọ trên 45 năm tại Gia Lai sẽ bị chặt hạ và thay thế thành dự án sân golf thuộc FLC. ( Hình ảnh: Quyết Hồ ) |
Hiểm hoạ luôn được nhắc đến nhưng cứ hết đời này đến đời khác - Chính phủ vẫn luôn không rõ ràng:
Dak Lak là một trong những tỉnh có diện tích rừng đứng đầu cả nước, với tổng diện tích đất có rừng là 640.527ha, phong phú về hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Rừng ở Dak Lak nói riêng, Tây Nguyên nói chung có chức năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn cho toàn bộ hệ thống canh tác nông nghiệp, phòng hộ biên giới. Đặc biệt, phần lớn diện tích rừng Dak Lak là rừng đầu nguồn ảnh hưởng đến dòng chảy của các con sông lớn của khu vực duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ: hệ thống sông Sêrêpôk, sông Ba, sông Hinh, Đồng Nai... Chính vì vậy, ở Dak Lak rừng không chỉ giữ vị trí quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học...mà còn có ý nghĩa quan trọng đến đời sống dân sinh, kinh tế, xã hội...
Tuy nhiên, tổng hợp thống kê hiện trạng rừng từ năm 2006 - 2010 cho thấy: diện tích rừng bị mất của toàn tỉnh là 8.533ha, trong đó 8.447ha rừng tự nhiên. Nguyên nhân chính dẫn tới mất rừng tự nhiên là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác như làm các công trình giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, trồng cao su.... Ông Phạm Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Văn phòng Chính phủ, cho biết tại Kết luận số 12 của Bộ Chính trị năm 2011, chỉ tiêu đặt ra năm 2015 độ che phủ rừng Tây Nguyên là 58%, năm 2020 là 59%. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, Tây Nguyên đã mất 462.000 ha, độ che phủ rừng Tây Nguyên giảm 5,98% và rừng vẫn tiếp tục bị phá. Bên cạnh đó, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong nhiều năm qua đã khiến diện tích và trữ lượng rừng Tây Nguyên suy giảm nghiêm trọng. Diện tích rừng Tây Nguyên đang ở mức không thể để thấp hơn được nữa, chỉ còn chưa đầy 46% độ che phủ. Đáng nói, trên 70% diện tích là rừng nghèo kiệt; rừng trung bình và rừng giàu còn lại rất ít, tập trung ở các khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn. "Tây Nguyên phải bảo vệ được diện tích rừng hiện có. Đối với diện tích phát triển lâm nghiệp, dứt khoát phải trồng rừng và trồng rừng thâm canh" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Mặc dù rừng Tây Nguyên đã đến ngưỡng không thể để mất thêm nhưng thực tế các tỉnh vẫn đề xuất chuyển đổi hàng ngàn hecta rừng.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là Chính Phủ đóng vai trò chỉ đạo như thế nào xuống các ban ngành và các cấp địa phương để quyết liệt bảo vệ rừng, hay chỉ là việc dựng phông bạt như đề ra các chính sách bảo vệ và phát triển rừng nhưng rừng lại " rỗng ".
Hoàn thiện chính sách để khuyến khích người dân bảo vệ, phát triển rừng - Chỉ có thể ở trong cổ tích
Năm 2019 là năm thứ 3 thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Đây là chương trình nhằm cụ thể hoá mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42% vào năm 2020. Cũng theo lời của Phó Thủ tướng thì không nên " cực đoan " cấm tuyệt đối việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng: " Rừng gắn với bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân. Do đó, khi thực sự cần thiết vẫn có thể xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhưng phải tính toán và thực hiện một cách chặt chẽ, chỉ chuyển đổi nhằm đạt lợi ích cao nhất cho người dân và cộng đồng. Việc chuyển đổi phải đi đôi với trồng rừng thay thế", Phó Thủ tướng khẳng định.
Giờ thì các bạn có thể hiểu tại sao khi càng hoàn thiện chính sách bảo vệ, phát triển rừng chúng ta lại càng mất rừng nhanh hơn và đó là câu truyện chỉ tồn tại trong cổ tích. Vì nếu chỉ cố gắng hoàn thiện chính sách này mà không đi song hành cùng " nâng cao hiệu quả của chính sách ", khắc phục những điểm bất cập khác trong chính sách đương cử đó là sự liên kết giữa thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, do chính sách chỉ tập trung vào việc nâng cao diện tích rừng bằng các chương trình trồng mới đã dẫn đến việc xem nhẹ tầm quan trọng của việc phục hồi các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái và công tác bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Đây cũng là những lỗ hổng lớn trong chính sách bảo vệ, phát triển rừng của Chính Phủ Việt Nam, đương cử như những vụ việc liên quan tới rừng mà gặp rất nhiều phản đối từ người dân khắp cả nước:
- Phát triển khu du lịch bên trong lõi rừng Quốc Gia Tam Đảo - Dự án thuộc về Sun Group tổng diện tích khai thác 49ha
Nguồn ảnh: Zing |
- Chặt rừng chôn gỗ xuống đất tại Lâm Đồng - Do nhóm được giao nuôi rừng, giữ rừng lại đi phá rừng, khiến hàng ngàn ha rừng mất trắng.
- Làm sân golf ở Gia Lai - Dự án thuộc FLC diện tích khai thác 156ha
- Phá rừng Pơ mu cổ thụ trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn
500 vị đại biểu Quốc Hội khoá mới và Chính Phủ lâm thời sẽ hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ra sao???
Đây là câu hỏi chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều nghĩ tới khi mà càng ngày sự cảm nhận của mỗi cá nhân sống trong xã hội này phải đối mặt rõ ràng hơn. Suy giảm chất lượng không khí, ô nhiễm môi trường, tình trạng đất đai khô cằn, xói mòn... Liệu Chính Phủ mới và 500 vị đại biểu Quốc Hội khoá mới sẽ làm gì để bớt phải đánh đổi và quan trọng là giữ được nhưng lời nói cam kết về bảo vệ và phải có trách nhiệm với thế hệ mai sau.
Cá nhân tôi hoàn toàn tin vào những nhận định rất đúng của Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà khi ông phát biểu: " Bối cảnh thế giới hiện nay đang phải nỗ lực chạy đua với thời gian để giải quyết những thách thức, khủng hoảng mang tính khẩn cấp toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm và mất đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Những thách thức và khủng hoảng đó nếu không có hành động kịp thời sẽ để lại những hệ luỵ vô cùng to lớn, không thể đảo ngược lên môi trường sống và sức khoẻ của chính chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau, kèm theo tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và nguy cơ mất an ninh lương thực vì thế cũng ngày một thêm trầm trọng "
Giờ chỉ còn là nhìn vào hành động và sự quyết liệt của Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà nói riêng, của Chính Phủ nói chung trong sự thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
" Trồng cây vì một Việt Nam xanh cho các thế hệ hôm nay và mai sau cũng chính là sửa chữa, khắc phục những sai lầm trong ứng xử với tự nhiên trong suốt thời gian dài vừa qua, đưa Việt Nam trở thành một tấm gương mẫu mực, một điểm đến hấp dẫn về cuộc sống hài hoà với thiên nhiên trên bản đồ thế giới" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Nguồn ảnh: Internet chụp từ vệ tinh |
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh tiếp tục bị công an và an ninh Việt Nam gây sức ép
Nhà văn Nguyên Ngọc " Con hổ của rừng Tây Nguyên "
Tôi tới thăm nhà văn Nguyên Ngọc vào một ngày trời rất đẹp, có chút hửng nắng tại Hội An. Trước đó thì cả tuần lúc nào trời cũng mưa tầm tã. Và thú thực là tôi không chắc mình có cơ hội về buổi gặp mặt, vì cả tuần không hề liên lạc được với nhà văn Nguyên Ngọc.
Nhà văn Nguyên Ngọc ( ảnh chụp tại Hội An - Nguồn ảnh: Thịnh Cao )
Ấn tượng khi gặp ông - một nhà văn sắp bước sang tuổi 90 của đời người, đó là trông ông vẫn linh hoạt, nhìn ông, nghe ông chia sẻ mà như hồn tôi bị thu hút vào câu truyện sống động đó.
Tôi nghe những người bạn xung quanh tôi miêu tả về ông như: " Con hổ của rừng Tây Nguyên" hay " Tài sản quý của Quốc Gia"... và rồi chỉ khi có cơ hội để gặp trực tiếp ông, lắng nghe những tâm sự của ông tôi mới thật sự thấu hiểu những mỹ từ mà họ dành để nhắc tới tên ông.
Nhà văn Nguyên Ngọc đi nhiều trên thực địa. Bàn chân ông đã in dấu khắp đất nước, không kể Tây nguyên là chốn thân thuộc như quê hương thứ hai, ông đã đi từ địa đầu Lũng Cú đến đất mũi Cà Mau, đã dọc ngang trên rừng dưới biển. Ông đã đi rộng trong văn hóa, đọc nhiều, dịch nhiều, hăm hở mang kiến thức của nhân loại đến mọi người, nhất là những nghiên cứu dân tộc học, và miệt mài ứng dụng những điều đã đọc, đã biết vào những vấn đề cấp thiết của cuộc sống hiện tại.
Ông đã đi sát đời sống của nhân dân, của những người dân bình thường, nhất là người dân Tây nguyên, để hiểu rõ, hiểu sâu những nỗi khốn khổ và bức xúc của họ, và tìm cách nói cho họ những mối quan tâm lo lắng không chỉ về cuộc sống thường ngày mà còn về chuyện bản sắc, tinh thần, tâm linh.
Ông đã đi sâu trong tư duy, trong cách nghĩ từ những vấn đề trọng đại, lớn lao của đất nước đến những lo âu thiết thực của người dân phải đối mặt với bao khó khăn vất vả đời thường. Gần đây, nhà văn Nguyên Ngọc có chia sẻ bài viết về hiện tượng " Đất Chảy " - đây không chỉ là một bài viết tham khảo. Đối với tôi đó như là lời cảnh báo về tình trạng báo động về môi trường giống như biết bao nhiêu bài viết khác của ông. Tôi xin trích lại một đoạn trong bài viết " Đất Chảy " của ông như sau:
" Con người sống trên đất, ấy là ơn nghĩa vĩ đại của Tạo hóa. Trên khắp thế giới con người đều gọi đất là Mẹ hay là Cha. Fatherland, Mère Patrie, người Việt thì gọi Tổ quốc của mình là Đất nước.
Mối quan hệ sinh tử của sự sống là Đất và Nước được kết chặt vào nhau bằng Rừng. Năm mươi năm nay, với lòng tham vô độ, bất chấp mọi lời kêu cứu thất thanh, ta đã chặt đứt cái khâu sinh tử: RỪNG. Phá sạch sành sanh rừng rồi. Không còn rừng, rừng tự nhiên, thì NÚI CHẢY RA như nước. Năm nay không phải chủ yếu là lũ nước, mà là lũ đất. Đó là thay đổi cơ bản năm nay, và theo tôi, từ nay.
Không cần giàu tưởng tượng lắm đâu, để mà thử nghĩ: Chảy hết núi rồi, thì đến gì nữa?
Cứ đà này, rồi sẽ đến một ngày, cái nơi thân yêu và thiêng liêng mà ta vẫn gọi là Đất nước, là Tổ quốc, cái mặt đất trên đó là làng mạc, đồng ruộng, thành phố, con người nữa… tất cả, tất cả ta vẫn đinh ninh là trường cửu, là vĩnh hằng đây, có chảy trôi tuột luôn hết ra Biển Đông không?
Ai dám bảo là không? "
Tôi nhận thấy mình thật may mắn, được ngồi nghe những câu truyện về Tây Nguyên về bảo vệ môi trường từ ông. Để từ đó tôi có thêm những kiến thức quý báu, cũng giống như đối với ông - Tây Nguyên không đơn thuần là địa danh mà là không gian thiêng, nơi ông chọn để đọc hiểu quá khứ cũng như để bình giá hiện tại, và cũng là nơi ông lên tiếng bảo vệ.
Thông Báo Chính Thức Từ Norges Bank
Quyết định loại trừ & quyền sở hữu được đăng tải chính thức trên trang chủ nbim.no ( Norges Bank Investment Management ) ngày 31/08/2020:
-----------------------------------------
Ngân hàng Norges đã quyết định loại ba công ty khỏi Quỹ Government Pension Fund Global ( Quỹ Hưu trí Chính phủ Toàn cầu ) và sẽ theo dõi một công ty thông qua quyền sở hữu.
Ban điều hành của Ngân hàng Norges đã quyết định loại trừ các công ty Formosa Chemicals & Fiber Corp, Formosa Taffeta Co Ltd và Page Industries Ltd vì rủi ro vi phạm nhân quyền không thể chấp nhận được. Hội đồng Đạo đức khuyến nghị loại trừ Formosa Chemicals & Fiber Corp và Formosa Taffeta Co Ltd vì bị cáo buộc vi phạm nhân quyền liên quan đến sản xuất ở Việt Nam và Page Industries Ltd do bị cáo buộc vi phạm nhân quyền liên quan đến sản xuất ở Ấn Độ.
Ngoài ra, Ban điều hành đã quyết định theo dõi công việc chống tham nhũng của công ty PetroChina Ltd như là một phần trong nỗ lực tích cực sở hữu của quỹ trong khoảng thời gian ba năm. Hội đồng Đạo đức đã khuyến nghị loại trừ công ty. Theo hướng dẫn, Ngân hàng Norges sẽ xem xét liệu các biện pháp khác, bao gồm cả việc thực hiện quyền sở hữu, có thể phù hợp hơn để giảm nguy cơ tiếp tục vi phạm quy chuẩn hay không hoặc liệu các biện pháp thay thế đó có thể phù hợp hơn vì những lý do khác hay không. Ban điều hành kết luận rằng quyền sở hữu chủ động trong trường hợp này là phù hợp hơn.
Công ty đã được theo dõi kể từ năm 2017 sau một khuyến nghị từ Hội đồng Đạo đức vào năm 2016 để loại trừ công ty. Ban Điều hành đồng ý với Hội đồng Đạo đức rằng việc quan sát dường như không còn là hành động thích hợp vì công ty không phản hồi các yêu cầu từ Hội đồng. Ban điều hành coi quyền sở hữu chủ động là một giải pháp thay thế. Quỹ thường xuyên đối thoại với các công ty về các vấn đề chống tham nhũng và có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm đó trong cuộc đối thoại với PetroChina Co Ltd.
Quyết định loại trừ của Ban điều hành được đưa ra dựa trên các khuyến nghị từ Hội đồng đạo đức. Đối với một số công ty mà việc loại trừ hiện đang được công khai, tình hình thị trường, bao gồm cả tính thanh khoản của cổ phiếu riêng lẻ, có nghĩa là phải mất một thời gian dài để bán cổ phiếu một cách hợp lý. Điều đó giải thích tại sao một khoảng thời gian dài đã trôi qua giữa một số quyết định và việc ngân hàng công bố.
Các khuyến nghị của Hội đồng Đạo đức bao gồm danh sách các công ty bị loại trừ:
Page Industries Ltd
Formosa Chemicals & Fibre Corp và Formosa Taffeta Co Ltd
PetroChina Co Ltd
Nguồn bài: https://www.nbim.no/en/the-fund/news-list/2020/decisions-on-exclusions-and-active-ownership/
Bảo vệ 30% hành tinh có thể thúc đẩy nền kinh tế.
Theo một đánh giá toàn cầu, gần 1/3 đại dương và diện tích đất của thế giới có thể được đặt dưới sự bảo vệ môi trường mà không gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu và thậm chí tạo ra lợi ích kinh tế bội thu nếu tuân thủ các chính sách phù hợp.
Các hệ sinh thái trên khắp thế giới đang sụp đổ hoặc lơ lửng trên bờ vực của thảm họa , với một triệu loài đang bị đe dọa tuyệt chủng . Nhưng nếu ít nhất 30% đất đai và đại dương của hành tinh được nỗ lực bảo tồn, sự tuyệt chủng hàng loạt đó có thể tránh được và môi trường sống quan trọng được phục hồi, các nhà khoa học ước tính.
Các báo cáo độc lập , ủy quyền bởi Campaign for Nature, tìm thấy khoảng 140 tỷ đô la (110 tỷ bảng Anh) một năm sẽ được yêu cầu vào năm 2030 để đặt 30% diện tích đất và biển dưới sự bảo vệ.
Với đất và biển dưới áp lực thương mại khốc liệt từ nông nghiệp, đánh bắt và khai thác, bảo vệ thiên nhiên đã được coi là một chi phí kinh tế.
Đánh giá mới đưa ra phân tích cho thấy bảo tồn thiên nhiên trên thực tế là một đóng góp ròng cho nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải là một sự tiêu hao.
Thomas Lovejoy, giáo sư khoa học môi trường tại Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ cho biết, " Có một khoản lợi nhuận tài chính lớn nếu chúng ta bảo vệ 30% thiên nhiên trên cạn và dưới biển. Cấm bảo vệ ngỗng thực sự sản xuất trứng vàng. "
Phục hồi thiên nhiên ngày càng được coi là quan trọng để giải quyết cả nguyên nhân và tác động của sự cố khí hậu, cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại tác động của thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, bão và hạn hán. Chẳng hạn, đầm lầy ngập mặn ven biển và các rạn san hô đã bị phá hủy trong nhiều thập kỷ nhưng khi được phục hồi, chúng cung cấp sự bảo vệ quý giá khỏi lũ lụt và nước dâng do bão, cũng như làm vườn ươm cho cá con.
Báo cáo cho thấy bảo vệ rừng và rừng ngập mặn sẽ giảm thiệt hại kinh tế từ khủng hoảng khí hậu và các tác hại khác khoảng 534 tỷ đô la xuống còn 170 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2050.
Bảo vệ đất đai có thể tạo ra lợi ích ở các khu vực xung quanh, như thảm thực vật làm giảm ô nhiễm không khí và hệ thống sông cung cấp nước sạch, cũng như môi trường sống dễ sống cho nhiều loài hoang dã. Bảo tồn thiên nhiên được dự báo sẽ cung cấp tăng trưởng kinh tế từ 4 - 6% một năm, so với 1% một năm cho nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, sau khi đại dịch coronavirus giảm xuống.
Nghề cá cung cấp một ví dụ khác về cách bảo vệ tự nhiên có thể hoạt động trong thực tế và tạo ra lợi ích kinh tế cũng như môi trường. Các khu vực trên biển có thể được tuyên bố là vượt quá giới hạn đánh bắt, khoan dầu và các ngành khai thác khác, và để lại một mình cho quần thể cá phục hồi. Mặc dù có một cú sốc kinh tế trong ngắn hạn đối với các đội tàu đánh cá đã sử dụng các khu vực được bảo vệ, trong một vài năm, quần thể cá thường có thể phục hồi, tạo ra nguồn dự trữ bền vững lâu dài cũng có thể mang lại lợi ích cho các khu vực xung quanh.
Nhiều lợi ích của việc khôi phục thiên nhiên ít hữu hình hơn, nhưng không kém phần thực tế. Ví dụ, một cơ quan nghiên cứu đang phát triển đã kết nối sự tiếp xúc của con người với thiên nhiên với những cải thiện về sức khỏe thể chất và triển vọng tinh thần của họ. Báo cáo Chiến dịch vì thiên nhiên trích dẫn một nghiên cứu gần đây đưa giá trị kinh tế của các khu vực được bảo vệ dựa trên sức khỏe tinh thần của du khách được cải thiện ở mức 6 triệu đô la một năm.
Jamison Ervin thuộc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cho biết, " Khi thiên nhiên cung cấp khoảng 125 triệu đô la tài sản cho nhân loại, chi phí bảo vệ 30% hành tinh là rẻ để so sánh. Những lợi ích cho nhân loại là không thể đo đếm được và chi phí không hành động là không tưởng. Báo cáo này dứt khoát cho chúng ta biết rằng thời gian để tài trợ cho thiên nhiên, cho con người và cho hành tinh, là ngay bây giờ. "
Tòa án Thượng thẩm Đài Loan tiếp tục bác đơn của gần 8.000 nạn nhân Formosa Hà Tĩnh
Công ty thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã xả chất thải ra biển gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam hồi tháng 4 năm 2016. Công ty này sau đó đã nhận trách nhiệm bồi thường cho Việt Nam là 500 triệu đô la. Tuy nhiên nhiều người dân trong vùng cho biết họ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn sau vụ việc, trong khi các chuyên gia về môi trường ở Việt Nam cho rằng sẽ mất rất nhiều năm nữa để môi trường biển các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể khôi phục lại sau thảm hoạ môi trường này.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, cố vấn của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa nói trong buổi họp báo như sau:
"Ngày 20 tháng 3 vừa qua Tòa án Tối cao của Đài Loan đã từ chối chấp nhận đưa cái vụ án này ra xét xử lý do họ nói là ở Việt Nam sẽ là cái nơi có phán quyết công bằng tốt nhất.
Nếu mà nói như vậy thì tòa án Đài Loan đã không đọc các cái văn bản của những người bị hại, bởi vì ở Việt Nam là một quốc gia theo chế độ Cộng sản.
Hành pháp, lập pháp và tư pháp đều bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khống chế thành ra không có một cái sự xét đoán nào mà nó công bằng."
Khẩu hiệu của những người đem đến buổi họp báo ngày hôm nay là "Đài Loan có thể giúp đỡ và Tòa án Đài Loan cũng vậy!"
Theo linh mục Nguyễn Văn Hùng, thời gian qua Đài Loan đã nhận được sự chú ý của dư luận quốc tế như một hình mẫu của việc chống dịch COVID-19 và họ đã gửi khẩu trang cho các nước với khẩu hiệu "Đài Loan có thể giúp đỡ!"
Cho nên, Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hy vọng Tối cao Pháp viện của Đài Loan sẽ đưa vụ án này ra xét xử và trả lại công bằng cho những người Việt Nam.
Luật sư Trương Dự Doãn, đại diện của nhóm luật sư trong vụ án này và là Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư Môi trường, nói rằng Tòa án Thượng thẩm vẫn bác bỏ đơn kiện và phán quyết là tòa án Đài Loan không có thẩm quyền quốc tế.
Lý do tòa án bác đơn hai lần, theo ông Trương là do cách làm việc bảo thủ của tòa án Đài Loan, không đem ra xét xử một vụ án xảy ra ở một nước khác mà do chính người Đài Loan đầu tư, gây thiệt hại và sự bảo thủ đó làm ảnh hưởng đến đến cái vụ kiện này.
Nhóm pháp lý hy vọng rằng Đài Loan có thể thực hiện đóng góp cho việc chống đại dịch COVID-19, và tòa án Đài Loan cũng có thể can đảm nhận trách nhiệm đối với các vụ kiện liên quan đến vi phạm nhân quyền xuyên quốc gia của chính các công ty quốc gia của họ.
Sau cuộc họp báo, Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hô khẩu hiệu và tuần hành đến Tòa án Tối cao của Đài Loan hy vọng trao bó hoa của những nạn nhân đã chuẩn bị cho đại diện của Tòa án nhưng không có ai ra nhận.
Luật sư Trương Dự Doãn cho biết, dự kiến trong vòng 10 ngày sẽ có câu trả lời từ Tối cao Pháp viện Đài Loan.
Ô nhiễm không khí giảm mạnh khi khủng hoảng coronavirus chiếm phần lớn nền kinh tế Trung Quốc
Tại Trung Quốc, dữ liệu vệ tinh cho thấy các biện pháp cứng rắn được ban hành để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus đã cắt giảm đáng kể lượng khí thải nitơ dioxide độc hại.
Ở Venice, Ý, cá heo và cá đã được phát hiện trong các kênh đào nổi tiếng của thành phố khi chúng chuyển từ màu nâu đục sang màu trong như pha lê giữa dòng thuyền.
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh được ghi nhận trên SEA Mashable
1) Shyam Priah, Malaysia. Priah là sáng lập viên tổ chức phi lợi nhuận Yellow House KL chuyên hỗ trợ người tỵ nạn và cộng đồng vô gia cư, giúp họ tìm kiếm các cơ hội phát triển.
2) Lynn Nanticha Ocharoenchai, Thái Lan. Là nhà tổ chức Climate Strike Thái Lan năm 2019, Ocharoenchai hoạt động mạnh trong các chiến dịch liên quan biến đổi khí hậu. Có nhiều bài viết về bảo tồn môi trường và hoạt động xã hội, Ocharoenchai nhấn mạnh tầm quan trọng của việc song hành với cộng đồng và khuyến khích các dự án sáng tạo. “Cách tôi “đóng khung” biến đổi khí hậu bây giờ không chỉ để cho thấy chúng ta đang làm tổn thương Trái đất như thế nào, mà còn muốn mọi người thấy đó là hành động vi phạm nhân quyền, ảnh hưởng đến tất cả” – Ocharoenchai nói.
3) Lim Kimsor, Cambodia. Là một trong những người bị “trục xuất” khỏi nơi từng là nhà của mình – đảo Kim Cương, khi nơi này trở thành địa điểm du lịch, Kimsor hiện là một trong những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng nhất Cambodia. Từ năm 2014 đến nay, Kimsor làm việc với Mother Nature Cambodia, tổ chức tranh đấu cho môi trường mạnh đến mức nó được đưa vào danh sách đen năm 2017 và bị chính phủ Cambodia cấm hoạt động.
4) Jinky Malibato, Philippines. Mới 19 tuổi nhưng sinh viên Malibato đang đi đầu trên trận tuyến kêu gọi giới trẻ đấu tranh bảo vệ đất đai khỏi các dự án khai thác khoáng sản và xây dựng hạ tầng. Sau loạt tấn công của quân đội chính quyền lẫn các nhóm bán vũ trang vào nơi mình sống, Malibato phải nương mình vào Nhà thờ Giáo hội Thống nhất Kitô giáo tại thành phố Davao. Tuy nhiên, cô không bỏ cuộc, dù giới hoạt động vì môi trường và quyền đất đai vẫn liên tục bị quân đội chính quyền tấn công và đe dọa. Global Witness, một tổ chức theo dõi quốc tế, cho biết, Philippines là nơi có số nhà hoạt động bị giết nhiều nhất năm 2018.
GIẾT CHẾT SÔNG MEKONG BỨC TỬ VỰA LÚA MIỀN TÂY THỦ PHẠM KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG CỘNG
Thủy điện Hòa Bình xây trên sông Đà mà sông Đà (tả ngạn) hợp với sông Lô (hữu ngạn) tại ngã ba Việt Trì rồi đổ vào dòng sông Hồng xuôi về Hà Nội.
Khi xây thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thì lượng nước sông Hồng dưới hạ lưu thay đổi hoàn toàn. Nước đã cạn hơn đến 1/2 và Hà Nội gần như vĩnh viễn không bao giờ sợ vỡ đê. Đê Yên Phụ ở nội thành hiện cũng được hạ thấp để mở rộng đường lưu thông cho Hà Nội.
Bây giờ nhìn con đê Yên Phụ và con đê sông Hồng đường Trần Quang Khải chạy dài xuống Minh Khai ở Hà Nội. Từ đó đi ra mép nước con sông Hồng vào mùa lũ cũng mất tận sơ sơ...nửa cây số, đủ hiểu con sông Hồng bây giờ không phải là con sông mà ngày xưa cứ mùa lũ là dân Bắc cứ như ngồi lên đống lửa.
Bây giờ tình cảnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng Nai.
Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết.
Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến, Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên.
Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở hạ lưu. Nên nhớ rằng với người Trung Quốc, con sông Lan Thương tức Mekong ở lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần cư nào hai bên bờ sông nó đi qua .
Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.
Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ, đã tạo ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ 7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại Việt Nam. Vậy 43% lưu lượng nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với nguyên thủy?
Việt Nam làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai, Daklak, Dak nong? (Tất cả các sông này đều đổ nước vào Mekong).
Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện Việt Nam đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không?
Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì Việt Nam đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này?
Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3.
Và không mấy người Việt Nam được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm.
Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, Việt Nam còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...
Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh Đồng bằng Sông Cửu Long khô nước là tại bởi Trung Quốc.
Và rồi chửi bới, đổ lỗi được coi là giải pháp và lòng yêu nước?
Bài viết là nhận định và đóng góp ý kiến của tác giả, nhằm cung cấp thêm nhiều thông tin về thực trạng đang diễn ra tại ĐBSCL.
Các nhà máy năng lượng mặt trời và gió sẽ sớm rẻ hơn nhiệt than ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới.
Xây dựng các nhà máy năng lượng mặt trời và gió mới, sẽ sớm rẻ hơn ở mọi thị trường lớn trên toàn cầu so với việc vận hành các nhà máy nhiệt điện than hiện có. Theo một báo cáo mới làm dấy lên nghi ngờ về khả năng tồn tại trung hạn của ngành xuất khẩu nhiệt điện than trị giá 26 tỷ đô la Úc.
Trong khi một số quốc gia đang di chuyển nhanh hơn các quốc gia khác, phân tích của Tracker Initiative ( Sáng kiến ) theo dõi carbon , một nhà tư tưởng tài chính khí hậu, nhận thấy năng lượng tái tạo là một lựa chọn rẻ hơn so với việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới ở tất cả các thị trường lớn bao gồm Úc và dự kiến sẽ có chi phí thấp hơn điện từ nhà máy than hiện có vào năm 2030 muộn nhất.
Quang điện mặt trời và năng lượng gió đã rẻ hơn điện từ khoảng 60% các trạm than, bao gồm khoảng 70% đội tàu than của Trung Quốc và một nửa các nhà máy của Úc.
Lượng khí thải carbon giảm khi các nhà sản xuất điện rời khỏi than
Tại Nhật Bản, nơi Úc bán gần một nửa than xuất khẩu , năng lượng gió được phát hiện có giá thấp hơn so với các nhà máy than mới và dự kiến sẽ rẻ hơn than hiện tại vào năm 2028. Năng lượng mặt trời ở Nhật Bản được dự báo là lựa chọn tốt hơn than mới đến năm 2023 và than hiện có vào năm 2026.
Câu chuyện tương tự ở Trung Quốc và Hàn Quốc, mỗi nơi chiếm khoảng 15% than nhiệt xuất khẩu của Úc. Ở Trung Quốc, gió đã rẻ hơn bất kỳ điện than nào và điện mặt trời được dự báo sẽ có chi phí trung bình thấp hơn than hiện có vào cuối năm nay. Năng lượng tái tạo ở Hàn Quốc dự kiến sẽ rẻ hơn than hiện có trong vòng hai năm.
Báo cáo thừa nhận xu hướng này không nhất thiết có, nghĩa là năng lượng than sẽ bị đẩy khỏi thị trường trong vòng một thập kỷ. Nó cho biết một số chính phủ đã khuyến khích hoặc bảo lãnh một cách hiệu quả năng lượng than mới thông qua các chương trình quy định hoặc trực tiếp trợ cấp cho các nhà khai thác than hoặc chuyển chi phí cao hơn cho người tiêu dùng.
Nhưng nhóm nhận thấy rằng điện than sẽ phải vật lộn nếu thị trường được định giá công bằng. Nó kêu gọi các chính phủ ngăn chặn các dự án than mới và giai đoạn các nhà máy than hiện tại của chúng tôi, một phần bằng cách thay đổi các quy định để cho phép năng lượng tái tạo cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng.
Matt Gray của Carbon Tracker, đồng tác giả của báo cáo, cho biết các khoản đầu tư than được đề xuất có nguy cơ trở thành tài sản mắc kẹt, bị khóa trong quyền lực ngày càng đắt đỏ trong nhiều thập kỷ. Phân tích cho thấy các nhà phát triển có nguy cơ lãng phí hơn 600 tỷ đô la nếu tất cả các nhà máy đốt than được xây dựng.
Grey Gray cho biết: "Thị trường đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng carbon thấp nhưng các chính phủ không lắng nghe". Có ý nghĩa kinh tế đối với các chính phủ để hủy bỏ các dự án than mới ngay lập tức và dần dần loại bỏ các nhà máy hiện có.
Các công ty khai thác của Úc bị ảnh hưởng bởi giá than nhiệt lớn nhất trong hơn một thập kỷ
Christiana Figueres - cựu giám đốc khí hậu của Liên Hợp Quốc, người giám sát các cuộc đàm phán về thỏa thuận Paris và đang ở Úc trong một chuyến du lịch sách, cho biết nhu cầu về than đã giảm dần, đã bị vượt qua bởi năng lượng khí đốt rẻ hơn ở Mỹ và vượt qua năng lượng mặt trời ở Ấn Độ. Bà cho biết giá năng lượng mặt trời và gió trên bờ và ngoài khơi đang giảm liên tục.
Fig Figueres nói: "Không ai không nên cho rằng nhu cầu than nhiệt từ Úc thực sự co giãn. Không phải thế".
Giá trị xuất khẩu của cả hai dạng than giảm đáng kể trong năm ngoái. Giá than giao ngay giảm hơn một phần ba từ 100,73 đô la Mỹ xuống còn 66,20 đô la Mỹ , mức giảm lớn nhất trong hơn một thập kỷ.
Trước khi dịch coronavirus bùng phát, báo cáo tài nguyên và năng lượng hàng quý mới nhất của chính phủ ước tính giá giảm sẽ cắt giảm thu nhập từ xuất khẩu than nhiệt từ mức kỷ lục 26 tỷ đô la trong năm 2018-19 xuống còn 20,6 tỷ đô la trong năm tài chính này.
Về việc sử dụng than, Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận thấy nó đã giảm trong năm ngoái , nhưng dự báo sẽ tăng nhẹ trong 5 năm tới do nhu cầu tăng từ Ấn Độ.
Một phân tích chi tiết hơn của một số nhà tư tưởng cho thấy nhiệt điện than đã giảm khoảng 3% trong năm 2019, mức giảm lớn nhất trong lịch sử sau hơn bốn thập kỷ tăng trưởng gần như không bị gián đoạn trong đó năng lượng than là động lực chính của khủng hoảng khí hậu. Việc sử dụng các nhà máy than của Trung Quốc tiếp tục tăng lên trong khi thế hệ ở Mỹ và châu Âu giảm 16% và gần một phần tư .
Ở Úc, than đen và nâu cung cấp khoảng hai phần ba lượng điện được sử dụng ở 5 quốc gia phía đông, nhưng điều này dự kiến sẽ giảm khi các nhà máy cũ tiếp tục đóng cửa. Theo dự báo của chính phủ liên bang , năng lượng tái tạo dự kiến sẽ đáp ứng gần 50% nhu cầu quốc gia vào năm 2030.
Năm 2018, Hội đồng liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã kiểm tra mức độ nhanh chóng của năng lượng than toàn cầu cần được loại bỏ để mang lại cho thế giới cơ hội hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống 1,5C , mục tiêu được đề cập trong thỏa thuận Paris.
Nó tìm thấy điều này sẽ yêu cầu cắt giảm 59% đến 78% dưới mức 2010 vào năm 2030, trước khi giảm xuống bằng 0.
Nguồn:
https://www.theguardian.com/environment/2020/mar/12/wind-and-solar-plants-will-soon-be-cheaper-than-coal-in-all-big-markets-around-world-analysis-finds
-
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau: https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9bnBaemw0e... -
Lợi ích của năng lượng gió với con người và môi trường
Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các khách hàng mà còn cho cả xã hội. Một vài lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng như... -
245 Người dân Hà Nội gửi kiến nghị phản đối dự án Sun Grand City Quảng An - Hồ Tây
Ngày 30/9/2017, với những lời kêu gọi được đăng tải trên mạng facebook phản đối việc thi công dự án Sun Grand City Quảng An... -
Hà Nội chịu tác động khí thải của 20 nhà máy nhiệt điện than
Tại buổi hội thảo về ô nhiễm không khí được tổ chức vào tối 5-6, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà ... -
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh tiếp tục bị công an và an ninh Việt Nam gây sức ép
Ảnh trên trang cá nhân của Cao Vĩnh Thịnh chụp cùng ngài đại sứ quán Czech trong ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân Quyền. Ngày 25/12/202... -
Tòa án Thượng thẩm Đài Loan tiếp tục bác đơn của gần 8.000 nạn nhân Formosa Hà Tĩnh
Họp báo trước Toà Thượng thẩm ở Đài Bắc của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hôm 17/4/2020. Photo: RFA Sáng 17-4, đại d... -
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 1
Ảnh Vietbest Phần 1: THẢM HỌA VẪN TIẾP DIỄN 1. Môi trường sau thảm họa Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi sinh trư...