Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức về môi trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Chính Phủ mới liệu có khá hơn trong việc bảo vệ rừng và chống biến đổi khí hậu
Những bài học đắt giá mà Việt Nam đã phải đối mặt trong nhiều năm qua đó là tài nguyên rừng càng ngày càng suy giảm, nhiều diện tích rừng gần như bị xoá sổ vĩnh viễn, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiểm hoạ mang tính toàn cầu: biến dạng hệ sinh thái, thay đổi khí hậu và gia tăng các hiểm hoạ thiên nhiên... từng ngày đe doạ trực tiếp đến đời sống con người.
Hình ảnh: Rừng thông rộng 156ha và có tuổi thọ trên 45 năm tại Gia Lai sẽ bị chặt hạ và thay thế thành dự án sân golf thuộc FLC. ( Hình ảnh: Quyết Hồ ) |
Hiểm hoạ luôn được nhắc đến nhưng cứ hết đời này đến đời khác - Chính phủ vẫn luôn không rõ ràng:
Dak Lak là một trong những tỉnh có diện tích rừng đứng đầu cả nước, với tổng diện tích đất có rừng là 640.527ha, phong phú về hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Rừng ở Dak Lak nói riêng, Tây Nguyên nói chung có chức năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn cho toàn bộ hệ thống canh tác nông nghiệp, phòng hộ biên giới. Đặc biệt, phần lớn diện tích rừng Dak Lak là rừng đầu nguồn ảnh hưởng đến dòng chảy của các con sông lớn của khu vực duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ: hệ thống sông Sêrêpôk, sông Ba, sông Hinh, Đồng Nai... Chính vì vậy, ở Dak Lak rừng không chỉ giữ vị trí quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học...mà còn có ý nghĩa quan trọng đến đời sống dân sinh, kinh tế, xã hội...
Tuy nhiên, tổng hợp thống kê hiện trạng rừng từ năm 2006 - 2010 cho thấy: diện tích rừng bị mất của toàn tỉnh là 8.533ha, trong đó 8.447ha rừng tự nhiên. Nguyên nhân chính dẫn tới mất rừng tự nhiên là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác như làm các công trình giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, trồng cao su.... Ông Phạm Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Văn phòng Chính phủ, cho biết tại Kết luận số 12 của Bộ Chính trị năm 2011, chỉ tiêu đặt ra năm 2015 độ che phủ rừng Tây Nguyên là 58%, năm 2020 là 59%. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, Tây Nguyên đã mất 462.000 ha, độ che phủ rừng Tây Nguyên giảm 5,98% và rừng vẫn tiếp tục bị phá. Bên cạnh đó, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong nhiều năm qua đã khiến diện tích và trữ lượng rừng Tây Nguyên suy giảm nghiêm trọng. Diện tích rừng Tây Nguyên đang ở mức không thể để thấp hơn được nữa, chỉ còn chưa đầy 46% độ che phủ. Đáng nói, trên 70% diện tích là rừng nghèo kiệt; rừng trung bình và rừng giàu còn lại rất ít, tập trung ở các khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn. "Tây Nguyên phải bảo vệ được diện tích rừng hiện có. Đối với diện tích phát triển lâm nghiệp, dứt khoát phải trồng rừng và trồng rừng thâm canh" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Mặc dù rừng Tây Nguyên đã đến ngưỡng không thể để mất thêm nhưng thực tế các tỉnh vẫn đề xuất chuyển đổi hàng ngàn hecta rừng.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là Chính Phủ đóng vai trò chỉ đạo như thế nào xuống các ban ngành và các cấp địa phương để quyết liệt bảo vệ rừng, hay chỉ là việc dựng phông bạt như đề ra các chính sách bảo vệ và phát triển rừng nhưng rừng lại " rỗng ".
Hoàn thiện chính sách để khuyến khích người dân bảo vệ, phát triển rừng - Chỉ có thể ở trong cổ tích
Năm 2019 là năm thứ 3 thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Đây là chương trình nhằm cụ thể hoá mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42% vào năm 2020. Cũng theo lời của Phó Thủ tướng thì không nên " cực đoan " cấm tuyệt đối việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng: " Rừng gắn với bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân. Do đó, khi thực sự cần thiết vẫn có thể xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhưng phải tính toán và thực hiện một cách chặt chẽ, chỉ chuyển đổi nhằm đạt lợi ích cao nhất cho người dân và cộng đồng. Việc chuyển đổi phải đi đôi với trồng rừng thay thế", Phó Thủ tướng khẳng định.
Giờ thì các bạn có thể hiểu tại sao khi càng hoàn thiện chính sách bảo vệ, phát triển rừng chúng ta lại càng mất rừng nhanh hơn và đó là câu truyện chỉ tồn tại trong cổ tích. Vì nếu chỉ cố gắng hoàn thiện chính sách này mà không đi song hành cùng " nâng cao hiệu quả của chính sách ", khắc phục những điểm bất cập khác trong chính sách đương cử đó là sự liên kết giữa thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, do chính sách chỉ tập trung vào việc nâng cao diện tích rừng bằng các chương trình trồng mới đã dẫn đến việc xem nhẹ tầm quan trọng của việc phục hồi các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái và công tác bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Đây cũng là những lỗ hổng lớn trong chính sách bảo vệ, phát triển rừng của Chính Phủ Việt Nam, đương cử như những vụ việc liên quan tới rừng mà gặp rất nhiều phản đối từ người dân khắp cả nước:
- Phát triển khu du lịch bên trong lõi rừng Quốc Gia Tam Đảo - Dự án thuộc về Sun Group tổng diện tích khai thác 49ha
https://www.tambao.net/ai-bao-ke-cho-sungroup-pha-rung-quoc-gia-tam-dao-bien-thanh-dac-khu-nhu-da-lam-voi-ba-na.html
Nguồn ảnh: Zing |
- Chặt rừng chôn gỗ xuống đất tại Lâm Đồng - Do nhóm được giao nuôi rừng, giữ rừng lại đi phá rừng, khiến hàng ngàn ha rừng mất trắng.
- Làm sân golf ở Gia Lai - Dự án thuộc FLC diện tích khai thác 156ha
https://www.facebook.com/257195361810062/posts/847964612733131/?d=n
- Phá rừng Pơ mu cổ thụ trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn
- Phá rừng Pơ mu cổ thụ trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn
500 vị đại biểu Quốc Hội khoá mới và Chính Phủ lâm thời sẽ hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ra sao???
Đây là câu hỏi chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều nghĩ tới khi mà càng ngày sự cảm nhận của mỗi cá nhân sống trong xã hội này phải đối mặt rõ ràng hơn. Suy giảm chất lượng không khí, ô nhiễm môi trường, tình trạng đất đai khô cằn, xói mòn... Liệu Chính Phủ mới và 500 vị đại biểu Quốc Hội khoá mới sẽ làm gì để bớt phải đánh đổi và quan trọng là giữ được nhưng lời nói cam kết về bảo vệ và phải có trách nhiệm với thế hệ mai sau.
Cá nhân tôi hoàn toàn tin vào những nhận định rất đúng của Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà khi ông phát biểu: " Bối cảnh thế giới hiện nay đang phải nỗ lực chạy đua với thời gian để giải quyết những thách thức, khủng hoảng mang tính khẩn cấp toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm và mất đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Những thách thức và khủng hoảng đó nếu không có hành động kịp thời sẽ để lại những hệ luỵ vô cùng to lớn, không thể đảo ngược lên môi trường sống và sức khoẻ của chính chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau, kèm theo tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và nguy cơ mất an ninh lương thực vì thế cũng ngày một thêm trầm trọng "
Giờ chỉ còn là nhìn vào hành động và sự quyết liệt của Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà nói riêng, của Chính Phủ nói chung trong sự thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
" Trồng cây vì một Việt Nam xanh cho các thế hệ hôm nay và mai sau cũng chính là sửa chữa, khắc phục những sai lầm trong ứng xử với tự nhiên trong suốt thời gian dài vừa qua, đưa Việt Nam trở thành một tấm gương mẫu mực, một điểm đến hấp dẫn về cuộc sống hài hoà với thiên nhiên trên bản đồ thế giới" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Nguồn ảnh: Internet chụp từ vệ tinh |
Rác thải hạt nhân có gì nguy hiểm
Chúng ta ai cũng quan ngại về vấn đề lượng rác thải và cách xử lý rác thải hạt nhân khi vận hành nhà máy điện. Nhưng chúng ta dường như mù mịt với những kiến thức về nhà máy điện hạt nhân: chất phóng xạ, tia phóng xạ, nhiễm độc phóng xạ..... huống chi là vấn đề về rác thải hạt nhân và những mối nguy hiểm từ nó.
Mỗi tổ máy với lò phản ứng VVER 1000/1200 với công suất 1000MW/1200MWcó 163 bó nhiên liệu, mỗi bó có 312 thanh nhiên liệu (ứng với 505 kg/530 kguranium). Mỗi năm (sau 7000 giờ hoạt động) tổ máy thay mới 1/3 số bó nhiên liệu.
Vậy mỗi năm 1 tổ máy thải ra 54 -55 bó nhiên liệu, ứng với 27,3 - 29,2 tấn chất thải (trong đó có hơn 90% là U-238 có thể tái sử dụng nếu đủ công nghệ). Thể tích chất thải lúc lấy ra khỏi thanh nhiên liệu chỉ khoảng 45-50% so với thể tích này.
Theo con số thống kê mới nhất của Chính phủ Nhật Bản, hơn 3.400 người sống sót sau thảm họa năm 2011 đã qua đời vì sức khỏe liên quan đến thảm họa này. Tỉnh Fukushima chiếm 58%.
Hậu quả của rò rỉ phóng xạ
Trận động đất ngày 11/03 còn gây ra một thảm họa kép khi sóng thần phá hủy 3 trong 6 lò phản ứng nguyên tử của nhà máy Fukushima, khiến phóng xạ phát tán ra ngoài, buộc hơn 160.000 người dân sống trong bán kính 18 dặm quanh nhà máy phải di tản. Gần 250.000 người dân vẫn sống trong những căn nhà tạm, trong khi hàng trăm cây số vuông đất nông nghiệp, lâm nghiệp và làng mạc vẫn bị bỏ hoang do ảnh hưởng của phóng xạ. Các vùng nông thôn xung quanh tràn ngập những túi ni-lông đựng đất bị nhiễm phóng xạ xếp thành hòn núi.
Mức độ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima cao gấp 10 lần mức bình thường. Hàng loạt làng mạc, thị trấn vẫn bị đóng cửa, bất chấp nỗ lực dọn dẹp với quy mô lớn. Các giới chức Nhật Bản cho biết, quá trình hồi phục tại khu vực bị ảnh hưởng của phóng xạ nặng nề nhất vẫn rất chậm chạp. Đặc biệt là ở làng Iitate, tỉnh Fukushima. Ban đầu, trưởng làng nói rằng người dân không phải lo sợ về phóng xạ, vì họ ở cách nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 tới 19 dặm. Thế nhưng, vài ngày sau, lệnh di tản toàn bộ được ban bố khi các chỉ số phóng xạ tăng lên. Giờ đây, dân làng chỉ được phép về nhà vào ban ngày, nhưng không được ở lại qua đêm hay dọn về hẳn. Trước đây làng có hơn 6.000 người, nhưng đến giờ chỉ còn vài trăm người trở về làng vào ban ngày.
Ông Muneo Kanno, người sở hữu một trang trại trong làng Iitate, giờ đây là trưởng nhóm giám sát phóng xạ tình nguyện ở lại làng cho biết: “Cảnh tượng trong làng giờ thật ảm đạm. Ban đêm, không hề nhìn thấy một ánh đèn, ban ngày, lũ khỉ và lợn rừng lang thang trong làng, không khác gì làng này là vương quốc của chúng”.
Đánh giá mới nhất của Bộ Môi trường Nhật Bản cho hay, công tác xử lý ô nhiễm, trong đó có việc làm sạch chất nhiễm xạ, sau thảm họa hạt nhân ngày 11/03/2011, vẫn đang diễn ra tại nhiều thành phố. Tường trình của hãng truyền hình NHK cho thấy, trong số 43 thành phố tại tỉnh Fukushima, chỉ có 14 thành phố hoàn toàn sạch ô nhiễm.
Hiện tại việc khắc phục hậu quả tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 vẫn chỉ ở những bước đầu. Họ ước tính, phải mất trên ba bốn mươi năm mới có thể hoàn tất khối lượng công việc. Ba cựu giám đốc điều hành của Công ty Điện lực Tokyo (Tokyo Electric Power Company – TEPCO), chủ sở hữu nhà máy, đã bị buộc tội thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo các biện pháp an toàn để ngăn chặn thảm họa hạt nhân năm 2011.
Tràn ngập nước nhiễm độc phóng xạ
Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào tháng 03/2011 đã làm hỏng hệ thống làm nguội của lò phản ứng ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1, Công ty Điện lực Tokyo cho bơm nước biển vào để tiếp tục làm nguội các lò phản ứng, kết quả, một lượng lớn nước nhiễm xạ đang được lưu trữ trong nhà máy. Gần 800.000 tấn nước nhiễm độc được trữ trong hơn 1.000 bồn tại nhà máy Fukushima chưa có kế hoạch xử lý.
Theo hãng thông tấn Kyodo, trong một giờ, một vũng nước có khả năng phóng xạ tới 100 milisieverts. Masayuki Ono, Tổng Giám đốc TEPCO nói với hãng thông tấn Reuters: “100 milisieverts/giờ tương đương với mức phóng xạ các công nhân làm việc trong ngành nguyên tử phải hứng chịu trong 5 năm”.
Hiện đang có một nhóm công nhân vây quanh bồn nước bị rò rỉ tìm cách chặn và hút nước chảy ra bằng bao cát. Ký giả BBC Rupert Wingfield-Hayes làm việc tại Tokyo nhận định: “Đó là công việc khó khăn và nguy hiểm”.
Ảnh hưởng của phóng xạ đối với động, thực vật
Ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử không những gây tác hại cho con người, còn ảnh hưởng đến các loài động, thực vật. Trong một nghiên cứu, các nhà động vật học kiểm tra 61 con khỉ sống cách khu vực xảy ra thảm họa rò rỉ phóng xạ khoảng 70 km, và 31 con khỉ sống trên bán đảo Shimokita cách đó khoảng 400 km. Kết quả phân tích cho thấy, những con khỉ ở địa điểm đầu tiên có kết quả dương tính với phóng xạ Caesium (nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cs), liên quan đến nồng độ Caesium có trong đất ở môi trường sống của chúng.
Loài khỉ Nhật Bản có thói quen tắm ở những dòng suối nước nóng, ăn ngọn cây và vỏ cây ở nơi mà Caesium có thể tích tụ với nồng độ cao vào mùa đông. Sự bất thường trong máu có thể khiến chúng dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm. Những con khỉ sống ở khu vực ảnh hưởng bởi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima có số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu với nồng độ hemoglobin (huyết sắc tố) đáng kể. Nghiên cứu này được thực hiện đối với khỉ. Tuy nhiên, kết quả của nó sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với Công ty Điện lực Tokyo.
Đầu năm nay, người ta cũng đã bắt được một con cá mang trong mình lượng Caesium phóng xạ cao gấp 2.540 lần mức cho phép đối với hải sản ở vịnh gần nơi đặt lò phản ứng chính của nhà máy Fukukshima. Một báo cáo khác cũng phát hiện, tính đến nay, lượng phóng xạ nhiễm vào những con cá đánh bắt được ngoài khơi bờ biển Fukushima vẫn chưa giảm xuống.
Trên một trang mạng của Đại Hàn cũng từng cho đăng tải hàng loạt bức hình về hoa quả và rau củ dị dạng với lời chú thích chúng là sản phẩm của thảm họa Fukushima.
Có thể nói, thảm họa rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima năm 2011 đã gây ra những hậu quả lâu dài, ngoài con người, động thực vật trong vùng chịu ảnh hưởng của phóng xạ cũng biến đổi khác thường.
Sau khi đốt cháy 4-5% đồng vị U-235, một phần nhỏ U-238 bị chuyển hóa, thanh nhiên liệu sau khi sử dụng có hơn 90% U-238, còn lại là các sản phẩm phân hạch.
Tất cả những thứ đó đều vẫn nằm trong thanh nhiên liệu, chúng được đem ra ngoài và cho vào hồ chứa 2-3 năm rồi mới được vận chuyển đến chỗ cất giữ. Sau khi mang ra khỏi lò phản ứng thì đã mất đi 2 lớp chống phóng xạ bao gồm "vòng tuần hoàn 1" và "tòa nhà chứa", vậy viên nhiên liệu có còn được tính là một lớp chống phóng xạ? sản phẩm phân hạch là gì? trong vài nghìn thanh nhiên liệu không có thanh nào rò rỉ?
Câu trả lời của những câu hỏi trên chỉ mang tính xác suất - tương đối. Mức phóng xạ của thanh nhiên liệu đã qua sử dụng cao hơn nhiều lần so với thanh nhiên liệu mới, điều đó chứng tỏ sản phẩm phân hạch là các chất phóng xạ (cũng có một phần là các hạt nhân bền). Đặc biệt sinh ra sản phẩm phân hạch ở thể khí, tích tụ và dồn nén bên trong thanh nhiên liệu kín. Các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng vẫn phát ra một lượng nhiệt "dư" khoảng 5-7% so với lúc ở trong lò phản ứng và giảm dần theo thời gian, cần phải được làm lạnh. Có xác suất một số chất phóng xạ phát ra neutron "mồi" cho phản ứng phân hạch U-238/Pu-239 còn lại trong thanh nhiên liệu thì quả là ác mộng...nghe thấy quá nguy hiểm.
Sau đó nhiên liệu đã qua sử dụng được tách ra khỏi thanh nhiên liệu, được đóng thùng và đưa vào hầm cất giữ sâu trong lòng đất khoảng 50 năm. Từng có ý tưởng ném những thải này vào vũ trụ, hoặc mặt trời ... bản thân mặt trời cũng là nguồn phát tia γ (gamma). Nhưng thật phí phạm vì U-238 vẫn có thể tận dụng trong các thế hệ lò neutron nhanh, và khai thác Uranium không hề dễ dàng.
Quy trình xử lý cũng như tái chế rác thải hạt nhân đòi hỏi trình độ cao, và chi phí nhất định, tùy thuộc vào từng quốc gia và tiêu chuẩn an toàn của họ. Hiện nay trên thế giới chỉ có nước Nga có đầy đủ dây chuyền khép kín từ khai thác nhiên liệu > sản xuất nhiên liệu> sử dụng tạo năng lượng> xử lý > tái chế > tái sử dụng nguyên liệu hạt nhân.
Vậy mỗi năm nhà máy điện hạt nhân thải ra bao nhiêu?
Tất cả những thứ đó đều vẫn nằm trong thanh nhiên liệu, chúng được đem ra ngoài và cho vào hồ chứa 2-3 năm rồi mới được vận chuyển đến chỗ cất giữ. Sau khi mang ra khỏi lò phản ứng thì đã mất đi 2 lớp chống phóng xạ bao gồm "vòng tuần hoàn 1" và "tòa nhà chứa", vậy viên nhiên liệu có còn được tính là một lớp chống phóng xạ? sản phẩm phân hạch là gì? trong vài nghìn thanh nhiên liệu không có thanh nào rò rỉ?
Câu trả lời của những câu hỏi trên chỉ mang tính xác suất - tương đối. Mức phóng xạ của thanh nhiên liệu đã qua sử dụng cao hơn nhiều lần so với thanh nhiên liệu mới, điều đó chứng tỏ sản phẩm phân hạch là các chất phóng xạ (cũng có một phần là các hạt nhân bền). Đặc biệt sinh ra sản phẩm phân hạch ở thể khí, tích tụ và dồn nén bên trong thanh nhiên liệu kín. Các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng vẫn phát ra một lượng nhiệt "dư" khoảng 5-7% so với lúc ở trong lò phản ứng và giảm dần theo thời gian, cần phải được làm lạnh. Có xác suất một số chất phóng xạ phát ra neutron "mồi" cho phản ứng phân hạch U-238/Pu-239 còn lại trong thanh nhiên liệu thì quả là ác mộng...nghe thấy quá nguy hiểm.
Sau đó nhiên liệu đã qua sử dụng được tách ra khỏi thanh nhiên liệu, được đóng thùng và đưa vào hầm cất giữ sâu trong lòng đất khoảng 50 năm. Từng có ý tưởng ném những thải này vào vũ trụ, hoặc mặt trời ... bản thân mặt trời cũng là nguồn phát tia γ (gamma). Nhưng thật phí phạm vì U-238 vẫn có thể tận dụng trong các thế hệ lò neutron nhanh, và khai thác Uranium không hề dễ dàng.
Quy trình xử lý cũng như tái chế rác thải hạt nhân đòi hỏi trình độ cao, và chi phí nhất định, tùy thuộc vào từng quốc gia và tiêu chuẩn an toàn của họ. Hiện nay trên thế giới chỉ có nước Nga có đầy đủ dây chuyền khép kín từ khai thác nhiên liệu > sản xuất nhiên liệu> sử dụng tạo năng lượng> xử lý > tái chế > tái sử dụng nguyên liệu hạt nhân.
Vậy mỗi năm nhà máy điện hạt nhân thải ra bao nhiêu?
Mỗi tổ máy với lò phản ứng VVER 1000/1200 với công suất 1000MW/1200MWcó 163 bó nhiên liệu, mỗi bó có 312 thanh nhiên liệu (ứng với 505 kg/530 kguranium). Mỗi năm (sau 7000 giờ hoạt động) tổ máy thay mới 1/3 số bó nhiên liệu.
Vậy mỗi năm 1 tổ máy thải ra 54 -55 bó nhiên liệu, ứng với 27,3 - 29,2 tấn chất thải (trong đó có hơn 90% là U-238 có thể tái sử dụng nếu đủ công nghệ). Thể tích chất thải lúc lấy ra khỏi thanh nhiên liệu chỉ khoảng 45-50% so với thể tích này.
Những yếu tố thiên nhiên tác động và bài học đắt giá từ Fukushima
Cùng nhìn lại thảm họa động đất và sóng thần xảy ra ngày 11/03 ở ven bờ biển Sendai, tỉnh Fukushima, đã tròn 6 năm (03/2011 – 03/2017). Trận động đất mạnh 9 độ Richter dẫn đến thảm họa sóng thần cao 39m vô cùng khủng khiếp xảy ra ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản khiến cho 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima hứng chịu thiệt hại nặng nề: Hơn 16.000 người chết, trên 6.000 người bị thương, khoảng 2.600 người mất tích, gần 200.000 người dân không thể trở về nhà. Mặc dù sau thiên tai Nhật Bản đã tái thiết đất nước một cách mạnh mẽ, song tiến độ vẫn chưa nhanh như kế hoạch ban đầu của chính phủ.
Theo con số thống kê mới nhất của Chính phủ Nhật Bản, hơn 3.400 người sống sót sau thảm họa năm 2011 đã qua đời vì sức khỏe liên quan đến thảm họa này. Tỉnh Fukushima chiếm 58%.
Hậu quả của rò rỉ phóng xạ
Trận động đất ngày 11/03 còn gây ra một thảm họa kép khi sóng thần phá hủy 3 trong 6 lò phản ứng nguyên tử của nhà máy Fukushima, khiến phóng xạ phát tán ra ngoài, buộc hơn 160.000 người dân sống trong bán kính 18 dặm quanh nhà máy phải di tản. Gần 250.000 người dân vẫn sống trong những căn nhà tạm, trong khi hàng trăm cây số vuông đất nông nghiệp, lâm nghiệp và làng mạc vẫn bị bỏ hoang do ảnh hưởng của phóng xạ. Các vùng nông thôn xung quanh tràn ngập những túi ni-lông đựng đất bị nhiễm phóng xạ xếp thành hòn núi.
Mức độ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima cao gấp 10 lần mức bình thường. Hàng loạt làng mạc, thị trấn vẫn bị đóng cửa, bất chấp nỗ lực dọn dẹp với quy mô lớn. Các giới chức Nhật Bản cho biết, quá trình hồi phục tại khu vực bị ảnh hưởng của phóng xạ nặng nề nhất vẫn rất chậm chạp. Đặc biệt là ở làng Iitate, tỉnh Fukushima. Ban đầu, trưởng làng nói rằng người dân không phải lo sợ về phóng xạ, vì họ ở cách nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 tới 19 dặm. Thế nhưng, vài ngày sau, lệnh di tản toàn bộ được ban bố khi các chỉ số phóng xạ tăng lên. Giờ đây, dân làng chỉ được phép về nhà vào ban ngày, nhưng không được ở lại qua đêm hay dọn về hẳn. Trước đây làng có hơn 6.000 người, nhưng đến giờ chỉ còn vài trăm người trở về làng vào ban ngày.
Ông Muneo Kanno, người sở hữu một trang trại trong làng Iitate, giờ đây là trưởng nhóm giám sát phóng xạ tình nguyện ở lại làng cho biết: “Cảnh tượng trong làng giờ thật ảm đạm. Ban đêm, không hề nhìn thấy một ánh đèn, ban ngày, lũ khỉ và lợn rừng lang thang trong làng, không khác gì làng này là vương quốc của chúng”.
Đánh giá mới nhất của Bộ Môi trường Nhật Bản cho hay, công tác xử lý ô nhiễm, trong đó có việc làm sạch chất nhiễm xạ, sau thảm họa hạt nhân ngày 11/03/2011, vẫn đang diễn ra tại nhiều thành phố. Tường trình của hãng truyền hình NHK cho thấy, trong số 43 thành phố tại tỉnh Fukushima, chỉ có 14 thành phố hoàn toàn sạch ô nhiễm.
Hiện tại việc khắc phục hậu quả tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 vẫn chỉ ở những bước đầu. Họ ước tính, phải mất trên ba bốn mươi năm mới có thể hoàn tất khối lượng công việc. Ba cựu giám đốc điều hành của Công ty Điện lực Tokyo (Tokyo Electric Power Company – TEPCO), chủ sở hữu nhà máy, đã bị buộc tội thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo các biện pháp an toàn để ngăn chặn thảm họa hạt nhân năm 2011.
Tràn ngập nước nhiễm độc phóng xạ
Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào tháng 03/2011 đã làm hỏng hệ thống làm nguội của lò phản ứng ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1, Công ty Điện lực Tokyo cho bơm nước biển vào để tiếp tục làm nguội các lò phản ứng, kết quả, một lượng lớn nước nhiễm xạ đang được lưu trữ trong nhà máy. Gần 800.000 tấn nước nhiễm độc được trữ trong hơn 1.000 bồn tại nhà máy Fukushima chưa có kế hoạch xử lý.
Theo hãng thông tấn Kyodo, trong một giờ, một vũng nước có khả năng phóng xạ tới 100 milisieverts. Masayuki Ono, Tổng Giám đốc TEPCO nói với hãng thông tấn Reuters: “100 milisieverts/giờ tương đương với mức phóng xạ các công nhân làm việc trong ngành nguyên tử phải hứng chịu trong 5 năm”.
Hiện đang có một nhóm công nhân vây quanh bồn nước bị rò rỉ tìm cách chặn và hút nước chảy ra bằng bao cát. Ký giả BBC Rupert Wingfield-Hayes làm việc tại Tokyo nhận định: “Đó là công việc khó khăn và nguy hiểm”.
Ảnh hưởng của phóng xạ đối với động, thực vật
Ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử không những gây tác hại cho con người, còn ảnh hưởng đến các loài động, thực vật. Trong một nghiên cứu, các nhà động vật học kiểm tra 61 con khỉ sống cách khu vực xảy ra thảm họa rò rỉ phóng xạ khoảng 70 km, và 31 con khỉ sống trên bán đảo Shimokita cách đó khoảng 400 km. Kết quả phân tích cho thấy, những con khỉ ở địa điểm đầu tiên có kết quả dương tính với phóng xạ Caesium (nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cs), liên quan đến nồng độ Caesium có trong đất ở môi trường sống của chúng.
Loài khỉ Nhật Bản có thói quen tắm ở những dòng suối nước nóng, ăn ngọn cây và vỏ cây ở nơi mà Caesium có thể tích tụ với nồng độ cao vào mùa đông. Sự bất thường trong máu có thể khiến chúng dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm. Những con khỉ sống ở khu vực ảnh hưởng bởi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima có số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu với nồng độ hemoglobin (huyết sắc tố) đáng kể. Nghiên cứu này được thực hiện đối với khỉ. Tuy nhiên, kết quả của nó sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với Công ty Điện lực Tokyo.
Đầu năm nay, người ta cũng đã bắt được một con cá mang trong mình lượng Caesium phóng xạ cao gấp 2.540 lần mức cho phép đối với hải sản ở vịnh gần nơi đặt lò phản ứng chính của nhà máy Fukukshima. Một báo cáo khác cũng phát hiện, tính đến nay, lượng phóng xạ nhiễm vào những con cá đánh bắt được ngoài khơi bờ biển Fukushima vẫn chưa giảm xuống.
Trên một trang mạng của Đại Hàn cũng từng cho đăng tải hàng loạt bức hình về hoa quả và rau củ dị dạng với lời chú thích chúng là sản phẩm của thảm họa Fukushima.
Có thể nói, thảm họa rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima năm 2011 đã gây ra những hậu quả lâu dài, ngoài con người, động thực vật trong vùng chịu ảnh hưởng của phóng xạ cũng biến đổi khác thường.
Green Trees ( Sola)
Hãy nhìn Bắc Kinh để thấy tương lai của TP.HCM khi phát triển nhiệt điện vô tội vạ!
Trong khi Trung Quốc vừa hoàn tất đóng cửa tổ máy cuối cùng của nhà máy điện Hoa Năng, phía Nam Bắc Kinh vào ngày 18/03, đưa thành phố này trở thành đô thị đầu tiên trong nước chấm dứt sử dụng năng lượng điện từ than đá. Thì cùng thời điểm trên, người ta lại đề xuất xây dựng hai nhà máy nhiệt điện than ở Long An trị giá 5 tỷ USD ngay sát khu vực gần biển Cần Giờ (TP.HCM), đặt ra mối lo ngại lớn về nguy cơ ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khỏe của người dân TP và khu vực.
Chẳng đâu xa, hãy nhìn bầu không khí ô nhiễm, nồng nặc axit của Bắc Kinh để thấy tương lai TP.HCM. Người ta còn nói đùa rằng, tại Bắc Kinh, bầu trời xanh duy nhất chỉ có trên màn hình tivi và trong ký ức của người dân mà thôi. Nếu chọn phát triển nhiệt điện than thì những hệ lụy ô nhiễm môi trường, lẫn thiệt hại kinh tế mà Trung Quốc đã và đang gánh chịu sẽ là tương lai của Việt Nam. Trước đây, tổ chức phi lợi nhuận Carbon Tracker Initiative (trụ sở London) đã đưa ra cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ lãng phí gần 500 tỷ USD vào những nhà máy nhiệt điện than mới. Điều này đã trở thành sự thật khi trong hai năm 2016, 2017 Trung Quốc liên tiếp đóng cửa các nhà máy.
Một nguyên nhân lớn khiến Bắc Kinh ô nhiễm trầm trọng do các nhà máy nhiệt điện xả thải
Còn Việt Nam thì sao? Đến thời điểm hiện tại, không có nước nào phát triển nhiệt điện than nhanh như ở Việt Nam, theo quy hoạch đến năm 2030 cả nước sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than (hiện nay có 20 nhà máy), riêng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 14 nhà máy.
Xây dựng nhiệt điện than là đi ngược lại với xu hướng của thời đại vì nhân loại đang hướng tới năng lượng sạch. Bằng chứng là, ở Châu Âu 109 nhà máy nhiệt điện than đã bị đóng cửa. Ở Mỹ 165 nhà máy nhiệt điện than đã ngưng hoạt động, 179 dự án xây mới bị hủy bỏ. Một số quốc gia cũng đã có lộ trình bỏ các nhà máy nhiệt điện than như Anh đến năm 2025, Pháp đến năm 2023, Canada năm 2030. Trung Quốc, nước sản xuất năng lượng từ than cao nhất thế giới cũng đã đóng cửa nhiều nhà máy nhiệt điện than và ngưng các dự án đang thi công – năm 2016 ngưng 18 dự án điện than, đầu năm 2017 ngưng 85 dự án và mới đây, ngày 18/3 thành phố Bắc Kinh đã cho đóng cửa nhà máy nhiệt điện than cuối cùng.
Hai nhà máy nhiệt điện Long An có vị trí ngay sát TPHCM, đe dọa trực tiếp đến chất lượng không khí và tính mạng của người dân TP
Theo các chuyên gia, việc đặt nhà máy nhiệt điện than ở Cần Giuộc, ô nhiễm không khí TP.HCM sẽ tăng mạnh. TP.HCM có thể thường xuyên bị mù khô, sương mù giống như ở Bắc Kinh (Trung Quốc), thậm chí là mưa a xít.
Nhiệt điện than là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm nguồn nước và không khí. Hiện nay, vấn đề xỉ than và tro bay sau quá trình đốt lên đến cả triệu tấn/năm phải làm thế nào ? Ngay cả nước có công nghệ tiên tiến như Mỹ cũng chỉ xử lý được 40% xỉ than.
Tại Hội thảo “Than và nhiệt điện than: Những điều chưa biết” do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), đại diện cho Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) tổ chức ngày 29/9/2014 đã đưa ra một thống kê gây sốc. Tại Việt Nam có khoảng 4.300 người Việt chết yểu liên quan đến nhiệt điện than. Dự báo, khí thải than ở Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2030, nếu không cắt giảm, lượng khí thải được dự báo này có thể dẫn tới cái chết của hơn 25.000 người mỗi năm (kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Harvard). Đó là chưa nói đến chi phí y tế khổng lồ về sức khỏe của người dân.
Hiện nay Trung Quốc đang đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện than và tương lai sẽ bỏ hoàn toàn, nhưng họ lại làm tổng thầu hầu hết các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến tháng 4/2014, Trung Quốc làm tổng thầu trọn gói 15 trong số 20 dự án nhiệt điện đang thi công (chiếm 75%).
Sơ đồ các nhà máy nhiệt điện than tại khu vực ĐBSCL
Có hay chăng việc Trung Quốc sẽ sử dụng thiết bị cũ từ nhà máy đóng cửa, tân trang lại rồi bán cho Việt Nam? Đối với anh bạn phương Bắc thâm hiểm này, không gì là không thể? Và hậu quả tất yếu là ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao…Không phải đợi mười năm, hai mươi năm sau chúng ta mới thấy hậu quả từ sai lầm của chủ trương phát triển nhiệt điện than mà bây giờ nó đã hiện hữu trước mắt – sự cố ô nhiễm tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận) hồi tháng 4 năm 2015 có nguy cơ tái diễn.
Mặc kệ những cảnh báo phát triển nhiệt điện than là đi ngược lại với xu thế thời đại, hay khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc “Không chấp nhận đánh đổi môi trường vì lợi ích trước mắt”, dường như người ta vẫn bất chấp mọi hậu quả, kể cả mạng sống của người dân để “có năng lượng phát triển kinh tế”? Vì tầm nhìn hạn hẹn hay vì lợi ích một nhóm người nào đó, người ta mặc cho đất nước bị tàn phá, mặc sự sống của người dân. Bài học từ việc phá rừng, xây dựng thủy điện, khai thác boxit, Formosa…còn nóng hổi, vậy tại sao không có sự điều chỉnh?
* PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM:
Hoạt động nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than dù có sử dụng công nghệ hiện đại đến đâu đi nữa, cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Những chất thải phát sinh từ hoạt động này chủ yếu sẽ là bụi, thải tro xỉ than, nước thải công nghiệp, chất NOx, SO2… sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Đáng chú ý, với vị trí này, nhà máy nằm ngay hướng đầu nguồn gió Tây Nam thổi về TPHCM nên sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường sống người dân khu đô thị cảng Hiệp Phước, Phú Mỹ Hưng, quận 8 và quận 1. Trên thực tế, những tác hại ô nhiễm môi trường do nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than đá đã hiện hữu rất rõ. Đơn cử như nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Duyên Hải và Trà Vinh, những chất gây ô nhiễm khí thải nhẹ thì gây viêm hô hấp, nặng thì gây ung thư cho người dân. Do đó, việc xây dựng nhà máy nằm khu vực đầu nguồn gió TPHCM, cần phải suy xét lại.
* Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TPHCM):
Đặt vị trí xây nhà máy nhiệt điện giáp ranh với TPHCM là không hợp lý bởi tro xỉ nhiệt điện, khói thải cho dù có đưa lên cao tầng ống khói hơn 3.000 mét thì khi gặp gió Tây Nam đặc trưng của vùng này từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, nhiều khả năng khói thải, tro xỉ sẽ luân chuyển trong không khí phát tán đến các khu đô thị, khu dân cư của TPHCM. Xét về kinh tế môi trường thì xây nhiệt điện ven sông Soài Rạp là không đủ điều kiện, bởi sẽ đánh đổi nhiều giá trị khác về hệ sinh thái, môi trường. Do phát triển nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu điện cho vùng kinh tế phía Nam là cần thiết nên có thể tập trung các nhà máy nhiệt điện vào một khu vực, chẳng hạn tập trung phát triển tăng công suất nhiệt điện tại Trà Vinh – nơi có sẵn một số nhà máy nhiệt điện và cảng xuất nhập hiện hữu, dễ mở rộng.
* Các tác động trong suốt vòng đời của một nhà máy điện than siêu tới hạn điển hình 550-MW có kiểm soát ô nhiễm:
• 150 triệu tấn CO2
• 470.000 tấn metan
• 7.800 kg chì
• 760 kg thủy ngân
• 54.000 tấn NOx
• 64.000 tấn SOx
• 12.000 tấn bụi
• 4.000 tấn CO
• 15.000 kg N2O
• 440.000 kg NH3
• 24.000 kg SF6
• hút 420 triệu m3 nước hầu hết từ các nguồn nước ngọt
• tiêu thụ 220 triệu m3 nước
• thải 206 triệu m3 nước thải vào các dòng sông.
(Nguồn: Bộ Năng lượng, Phòng Thí nghiệm công nghệ năng lượng quốc gia Mỹ)
- Minh Trần -
Nói chuyện cây
Hai năm sau câu chuyện 6.700 cây xanh, nỗi ám ảnh của nó vẫn treo lơ lửng trên bầu trời mùa hạ 40 độ của thủ đô Hà Nội.
Hãy điểm lại những gì đã đi vào ký ức của cộng đồng: câu nói bất hủ “Chặt cây mà cũng phải hỏi dân à?”, buổi họp báo kéo dài vỏn vẹn 10 phút với 21 câu hỏi không được trả lời, các biểu ngữ “Tôi yêu cây” quanh hồ Gươm... Vĩnh viễn nằm trong trí nhớ của tôi và tôi tin chắc của nhiều người khác là câu hỏi mang tính hiện sinh sâu sắc: “Mỡ hay vàng tâm?”.
Dự án “Chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh” vì một đô thị “văn minh, hiện đại” đã lặng lẽ bị xếp xó với tất cả những “quy hoạch khoa học và triển khai đúng quy trình” của nó.
Nhưng dường như tới giờ, chính quyền Hà Nội vẫn chưa rút ra được đầy đủ những bài học về minh bạch, về giải trình, về nghệ thuật đối thoại và làm việc với dân, tóm lại, về những gì quan trọng trong quản trị nhà nước, khi tuần qua báo chí liên tiếp đưa tin: “Hàng cây 1.300 gốc sắp bị chặt hạ” và “Hà Nội đề xuất thay thế 4.000 cây xà cừ”.
Lúc thì những cái cây phải nhường chỗ cho “phát triển”. Lúc thì chúng “u bướu”, “cong”, “nghiêng”, “già cỗi”, “thiếu thẩm mỹ”, “rễ nông, dễ đổ” và “các nước tiên tiến không trồng”.
Đã đến lúc phải phân tích sâu hơn các luận điểm này.
Luận điểm đầu tiên: Cây xà cừ không thích hợp với các thành phố nhiệt đới; người Pháp đã sai lầm khi trồng chúng ở Việt Nam; chúng ta đã đúng khi từ những năm 1960 không trồng chúng nữa và bây giờ chúng ta phải triệt hạ chúng hoàn toàn.
Ý kiến này có cơ sở thế nào?
Tên Latin của xà cừ là Khaya senegalensis, khá dễ dàng xác định nó xuất xứ từ châu Phi, nhưng trong thế kỷ 20 đã được trồng rộng rãi ở các quốc gia có khí hậu phù hợp khác.
Sau ba cái nhấn chuột, tôi gặp một tài liệu của Tổ chức quốc tế FAO về những chương trình phủ xanh đô thị của Chính phủ Malaysia từ thập kỷ 1970 tới 1990 nhằm biến đất nước này thành một “Quốc gia - Vườn” (Garden Nation).
Vào những năm 1980, khắp nơi ở Kuala Lumpur người ta tiến hành phương pháp “trồng cây tức thì” (instant tree planting) trồng những thân cây lớn, làm xanh thành phố gần như sau một đêm.
Đoạn giữa tài liệu này có một câu khiến tôi mở to mắt: “Các loài cây không bản địa mang tên Khaya senegalensis được coi là lý tưởng cho chương trình này”. Kèm theo là bức ảnh hàng xà cừ cao hơn nhà ba tầng chạy dọc một con đường đầy xe cộ. Không thấy họ nói gì về chuyện “rễ nông, dễ đổ”.
Ngược lại, theo Trung tâm Nông lâm nghiệp thế giới, xà cừ có bộ rễ cái sâu, chắc và khỏe, khiến chúng chịu hạn và vừa chịu lũ lụt tốt, “có thể trồng được cả ở đất sình lầy”.
Hai cái nhấn chuột tiếp theo đưa tôi tới Singapore. Trang mạng của Vườn bách thảo Singapore (Singapore Botanic Gardens) cho biết về loài Khaya senegalensis như sau: “Xuất xứ: châu Phi nhiệt đới. Loài này đã được du nhập Đông Nam Á hơn một thế kỷ trước.
Vào thập kỷ 1980 tại Singapore, nó trở thành cây đường phố được ưa chuộng vì tốc độ lớn nhanh, dễ ghép và khả năng chịu đựng những điều kiện đô thị khắc nghiệt”.
Thế còn bên ngoài Đông Nam Á thì sao? Tiến sĩ Roger Anold của Trường ĐH North Carolina cho biết: “Khaya senegalensis hay được trồng nhằm mục đích cảnh quan và tiện nghi ở những vùng nhiệt đới tại các lục địa.
Ở Tây Phi, loài cây này đã trở thành cây đô thị quan trọng. Ở Úc, nó được trồng ở thành phố Darwin. Ở tỉnh Hainan, Trung Quốc, nó trở thành một trong những loài cây bóng mát và cây tiện nghi (amenity tree) phổ biến nhất”.
Thuật ngữ “amenity tree” trở đi trở lại. Theo giải thích của tiến sĩ Kim Coder - ĐH Georgia, “amenity tree” (tôi tạm dịch là cây tiện nghi) là một cây có khả năng tăng tính hấp dẫn và sự dễ chịu của không gian xung quanh nó bằng cách “cung cấp sự che chở, an ủi và trợ giúp tâm lý cho con người”, khiến họ “thoải mái và hạnh phúc hơn”.
Vậy là ở nhiều quốc gia khác, cây xà cừ không chỉ được coi là cây bóng mát đơn thuần. Kích thước khổng lồ của nó, cái gồ ghề, sần sùi chính những cái “u bướu”, “cong”, “nghiêng” của nó, những cái làm gai mắt các quan chức Hà Nội, lại khiến nó trở thành nguồn an ủi và che chở cho những cư dân đô thị, là nơi lưu giữ thời gian, ký ức, lịch sử, là cái tạo bản sắc cho nơi chốn, tạo cảm giác thuộc về.
Một gốc cây là một thực thể sống và mang trong mình các yếu tố văn hóa và tâm lý, những thứ khiến nó khác một cột ximăng có mái che.
Trong khi Sở Xây dựng Hà Nội toan loại bỏ cây xà cừ vì chúng mắc tội “già cỗi” thì ở Singapore, cây xà cừ do ông Lý Quang Diệu trồng vào tháng 11-1980 gần hồ Thiên nga (Swan Lake) nay đã cao 48m, được đưa vào danh sách cây di sản (Heritage Tree) cùng hàng trăm cây đầy “u bướu” khác.
Chính sự “già cỗi” của chúng đã biến chúng thành những “landmark” - những cột mốc cảnh quan cần được bảo vệ như những di sản thiên nhiên.
Những gốc xà cừ cổ thụ trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) -Nam Trần
Quay lại với 1.300 cây dọc đường Phạm Văn Đồng. Thật tiện lợi khi coi chúng là những vật cản trở “phát triển” và “sự thịnh vượng của con người”. Diễn ngôn này đang được dùng để biến thiên nhiên thành máy đẻ lợi nhuận.
Nhưng phát triển không có nghĩa là chặt hạ vô cảm. Giữ cây không có nghĩa là ưa thích đói nghèo, lạc hậu.
Ngược lại, những người không nhìn thấy sự uy nghi của những cánh rừng, không nhìn thấy phẩm giá của những gốc cây già trong thành phố và trân trọng giá trị của chúng trong cuộc sống hiện đại, cho rằng phải loại bỏ chúng để “phát triển”, sẽ có nguy cơ đi theo một đường hướng phát triển méo mó.
Các nhà chức trách Hà Nội sẽ phải có chứng cứ rất tốt, rất đầy đủ để chứng minh cho công luận rằng họ thực sự không có cách nào khác là phải chặt bỏ 1.300 gốc cây kia đi.
Và họ sẽ phải dành nhiều thời gian, không gian để đối thoại với người dân, với các tổ chức xã hội, với các nhà chuyên môn để tìm ra giải pháp tối ưu. Quan điểm cây phải nhường bêtông thì mới văn minh đã lỗi thời.
Một thành phố chỉ đầy cầu vượt, đường trên cao, cao ốc mà thiếu cây xanh, công viên, hồ nước... là một thành phố thảm hại.
Một chiến lược phát triển đô thị mà quên đi những điều này là một chiến lược nuôi dưỡng xung đột và sự bất bình âm ỉ giữa người dân với chính quyền, và tôi không cho rằng đó là di sản mà chính quyền Hà Nội đang hướng tới.
- Đăng Hoàng Giang -
Dòng lịch sử cây xanh Hà Nội
Ảnh: Phủ toàn quyền Đông Dương (có tên tiếng Pháp là Gouvernement Général de L’Indochine) chụp năm 1910 do kiến trúc sư Ch. Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Có nguồn cho biết người phụ trách xây dựng là Auguste Henri Vildieu, toàn quyền Paul Doumer đặt hàng, người Pháp vẫn giữ lại các cây xoài gần đó.
Từ năm 1884 Hà Nội đã có những bản thiết kế đường phố đầu tiên do các Kỹ sư Pháp lập ra thay đổi diện mạo của kinh thành hoang phế phương Đông sau những biến cố lịch sử … chỉ còn lại làng quê với nhiều ngôi nhà mái tranh và đường đất.
Các kiến trúc sư từ nước Pháp đến Đông Dương với nhiều ý tưởng canh tân và chọn Hà Nội là mảnh đất thực nghiệm “Thành phố - vườn cây” của mình.
Cây đầu tiên được trồng theo chỉ dẫn tại Hà Nội là cây phượng vĩ trên phố Tràng Tiền - Hàng Khay, đồng thời với việc làm vỉa hè và xây nhà gạch theo quy hoạch, loại cây này có nhiều muỗi và ve sầu kêu đinh tai vào mùa hè đã sớm bị thay thế.
Để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp hơn, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d'essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thường gọi là vườn Bách Thảo.
Vườn chia thành hai khu: khu cao (bên đường Hoàng Hoa Thám) là vườn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đường Thụy Khuê) làm vườn ươm – có tên là Laforge, ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.
Năm 1897, Hà Nội có văn bản xóa bỏ nhà lá quanh các phố quanh Hồ Gươm, phải xây nhà gạch thẳng hàng, có rãnh thoát nước...
Năm 1902, Thành phố treo biển tên phố, đánh số nhà.
Năm 1903, Thành phố quy định cây xanh chỉ trồng trên các phố có vỉa hè rộng hơn 3 mét trở lên và phải tuân theo tiêu chí: có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có nhựa và khí độc hại, không đổ trước các trận bão vừa phải… Phạt tiền người nào phá hoại cây trên phố và phải trồng lại đúng giống cây đó.
Ở các phố lớn, thành phố lát vỉa hè, và trồng cây lấy bóng mát. Những hàng cây đại diện cho mỗi con phố. Lò Đúc chót vót sao đen, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú xanh rì lá sấu, xuân tới chồi xanh bật lên nõn nà cả một dãy phố. Lý Thường Kiệt mỗi khi thu đến thì cả phố vàng rực lá cây cơm nguội, Hoàng Diệu là ba hàng xà cừ um tùm bóng mát…. Trưa hè nắng như trút lửa, nhưng đi dưới những tán cây ấy, ai cũng thấy mát mẻ, dễ chịu.
Xà cừ có nguồn gốc ở châu Phi, được người Pháp đưa về trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 để làm cây bóng mát đường phố.
Mặc dù cây lớn nhất xà cừ ở Sài Gòn nhưng Sài Gòn không có loại cây này nhiều bằng Hà Nội. Ở Hà Nội hầu như đi đâu cũng gặp cây xà cừ. Những cây xà cừ cả trăm năm tuổi, cao to và vỏ cây vân vi như ốc xà cừ không lẫn vào đâu được.
Vào những năm 1925-1935, Hà Nội là một trong 3 thành phố đẹp nhất châu Á thời đó (Hà Nội, Tokyo và Thượng Hải)… Đó là một Hà Nội được xây dựng theo chỉ đạo của những nhà quy hoạch tài hoa bậc nhất đến từ nước Pháp – họ kế thừa những thành tựu rực rỡ canh tân đô thị Paris nửa cuối TK19 do Georges Eugene Haussmann khởi xướng, cộng sự của ông là kỹ sư cấp và thoát nước; thiết kế cảnh quan; và nhà làm vườn phụ trách về cây xanh. Họ là những nhà chuyên môn hàng đầu của thời đại ấy và lưu danh đến tận bây giờ.
Cây đường phố ở Hà Nội được trồng theo các giai đoạn:
1-Giai đoạn trước 1954: thời Pháp trồng cây to bóng mát, lâu năm như sao, nhội, sấu, xà cừ. người Pháp quy hoạch phố xá thẳng rộng, vỉa hè lớn, nhà cửa lùi vào, để có diện tích trống cho cây phát triển.
2- Giai đoạn sau 1954: Sang thời đầu XHCN, ý tưởng trăm hoa đua nở, trồng toàn cây hoa, chủ yếu là tầm trung, như bằng lăng, phượng, muồng, móng bò v.v. một phần vì cho rằng hoa làm tăng độ rực rỡ của đô thị, phần nữa cũng vì những cây này tầm trung, phù hợp hơn với những đường nhỏ hơn, vỉa hè hẹp hơn.
3- Giai đoan thập kỷ 1990: thời mở cửa dự án đô thị mọc ra khắp nơi, chỉ cốt trồng làm sao phủ xanh càng nhanh càng tốt, phổ biến là các loài ít giá trị, cắm cành cũng sống, lớn nhanh như vông, bông gòn, trứng cá, dâu da xoan. Những cây này chỉ trong vòng 3-4 năm là tốt um, nhưng sau đó thì sẽ có vấn đề như gỗ nhỏ, rễ nông, dễ gãy đổ khi gặp mưa gió, cây có quả gây mất vệ sinh môi trường, có nhiều sâu róm, cong xấu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông
4- Giai đoạn gần đây nhất: chậm lại một phần do tốc độ đô thị hóa hơi chững lại, phần thì nhìn thấy hậu quả của việc trồng cây ăn sổi.
Đến năm 2006, cây xanh 9 quận nội thành có 0,9m2/người, riêng Đống Đa chưa tới 0,05m2/người. Chỉ bằng 1/10 hay 1/20, 1/30 những thành phố khác (Tokyo: 7,5m2, London 26,9m2; Berlin 27,4m2; New York 29,3m2; Moskva 24m2….).
- Fb: Lịch sử Việt Nam qua ảnh -
Kiến thức môi trường căn bản
https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9eU5IZkdpUFhsTmc/view?usp=sharing
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau:
- Ô nhiễm không khí là gì? Vì sao không khí bị ô nhiễm?
- Ô nhiễm môi trường là gì?
- Ô nhiễm nước là gì?
- Đánh giá tác động môi trường là gì?
- Đô thị hoá là gì?
- Đa dạng sinh học là gì?
- Độ cứng, độ dẫn điện của nước là gì?
- Độ pH là gì?
- Độ phì nhiêu của đất là gì?
- Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm như thế nào?
- Đất là gì? Đất hình thành như thế nào?
- Đất ngập nước là gì?
- An ninh môi trường là gì?
- Băng là gì ?
- Bảo tồn các quần xã sinh vật là gì?
- Bảo vệ môi trường là việc của ai?
- Bộ Luật hình sự năm 1999 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chương, mấy điều về các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ bao giờ?
- Biển ô nhiễm như thế nào?
- Biến đổi khí hậu là gì?
- Biển đem lại cho ta những gì?
- Biển Việt Nam đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm như thế nào?
- Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm những loại nào?
- Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào?
- Các hệ thống sản xuất tác động đến môi trường đất như thế nào?
- Các khu bảo tồn được phân loại như thế nào?
- Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất?
- Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường gồm những nguyên tắc nào?
- Các nguyên tố hoá học và sinh vật trong đất được phân chia như thế nào?
- Các nước phát triển thu gom rác như thế nào?
- Các phương tiện giao thông công cộng đóng vai trò gì trong bảo vệ môi trường?
- Các tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất phóng xạ được quy định như thế nào?
- Các vấn đề môi trường liên quan tới tài nguyên nước gồm những gì?
- Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước của Việt Nam gồm những nội dung gì?
- Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng như thế nào?
- Các yêu cầu của một thành phố sinh thái gồm những gì?
- Cách mạng Xanh là gì?
- Côn trùng có ích hay có hại?
- Công cụ quản lý môi trường gồm những gì?
- Công ước quốc tế là gì? Việt Nam đã tham gia những công ước nào về bảo vệ môi trường?
- Công nghệ môi trường là gì ?
- Công nghệ sạch là gì?
- Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường là gì?
- Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường là gì?
- Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là gì?
- Cơ sở triết học của quản lý môi trường là gì?
- Có những vấn đề môi trường gì liên quan đến khai thác khoáng sản?
- Có thể dùng nước thải của thành phố trực tiếp tưới ruộng được không?
- Có thể thực hiện truyền thông môi trường qua các hình thức nào?
- Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?
- Chất thải độc hại đã được quan tâm như thế nào?
- Chất thải độc hại là gì?
- Chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?
- Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trự thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu?
- Chu trình dinh dưỡng là gì?
- Chính sách môi trường là gì?
- Con người có gây ra sự tuyệt chủng của các loài trên trái đất không?
- Con người tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào?
- Cota gây ô nhiễm là gì?
- DO, BOD, COD là gì?
- Du lịch bền vững là gì?
- Du lịch sinh thái là gì?
- Du lịch tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?
- Du lịch tác động tích cực đến môi trường như thế nào?
- El-Nino là gì?
- Giáo dục môi trường là gì?
- Giữa các quần thể sinh vật có bao nhiêu mối quan hệ?
- Giải thưởng Global 500 là gì?
- Hiệu ứng nhà kính là gì?
- Hiểu thế nào về ký quỹ môi trường?
- Hệ sinh thái là gì?
- Hoang mạc hoá là gì?
- ISO 14000 là gì?
- Không khí trong thành phố và làng quê khác nhau như thế nào?
- Khủng hoảng môi trường là gì ?
- Khoa học môi trường là gì?
- Khoa học môi trường nghiên cứu những gì?
- Khí quyển có mấy lớp?
- Khí quyển trái đất hình thành như thế nào?
- Kinh tế môi trường là gì?
- Làng như thế nào được coi là Làng sinh thái?
- Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành của Việt Nam có những nhiệm vụ gì, được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào?
- Máy thu hình có ảnh hưởng tới sức khoẻ không?
- Môi trường có những chức năng cơ bản nào?
- Môi trường có phải là một thùng rác lớn không?
- Môi trường là gì? *
- Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào?
- Mưa axit là gì?
- Một số vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng?
- Mức độ ô nhiễm không khí được biểu thị như thế nào?
- Nông dân giữ vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
- Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam gồm những điểm gì?
- Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào?
- Ngửi mùi thơm của các sản phẩm hoá chất có hại cho sức khoẻ không?
- Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?
- Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường*
- Những lương thực và thực phẩm chủ yếu của con người gồm những gì?
- Những loài thú mới nào được phát hiện ở Việt Nam?
- Những vấn đề môi trường bức bách của Việt Nam cần được ưu tiên giải quyết là những vấn đề nào?
- Nhãn sinh thái là gì?
- Nước đá và các loại nước giải khát có đảm bảo vệ sinh không?
- Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?
- Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học như thế nào?
- Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào?
- Nước bị ô nhiễm vi sinh vật như thế nào?
- Nước mưa có sạch không?
- Nước ngầm ô nhiễm như thế nào?
- Nước ngầm là gì?
- Nước trên trái đất có hình thái như thế nào?
- Nước uống thế nào là sạch ?
- Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi công cộng?
- Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
- Phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam?
- Phụ nữ đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
- Phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào?
- Phí dịch vụ môi trường là gì?
- Quản lý môi trường là gì?
- Quan trắc môi trường là gì?
- Quy định chung của Nhà nước về khen thưởng, xử phạt trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?
- Quyền khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm của tổ chức và cá nhân về Bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
- Rác có phải là thứ bỏ đi, vô giá trị không?
- Rác thải đô thị được thu gom như thế nào?
- Sản xuất sạch hơn là gì?
- Siêu đô thị là gì?
- Sinh học bảo tồn là gì?
- Sinh khối là gì?
- Sức ép môi trường là gì?
- Sự cố môi trường là gì?
- Sự di cư là gì?
- Sự gia tăng dân số thế giới tác động đến môi trường như thế nào?
- Sự phú dưỡng là gì?
- Sự tuyệt chủng là gì?
- Suy thoái môi trường là gì?
- Tài nguyên đất là gì?
- Tài nguyên khoáng sản là gì?
- Tài nguyên khí hậu, cảnh quan là gì?
- Tài nguyên là gì? Có những loại tài nguyên nào?
- Tài nguyên năng lượng là gì?
- Tài nguyên nước của Việt Nam có phong phú không?
- Tài nguyên rừng gồm những gì?
- Tai biến địa chất là gì?
- Tai biến môi trường là gì?
- Tầng Ozon là gì?
- Tội gây ô nhiễm đất bị xử phạt như thế nào?
- Tội gây ô nhiễm không khí bị xử phạt như thế nào?
- Tội gây ô nhiễm nguồn nước bị xử phạt như thế nào?
- Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử phạt như thế nào?
- Tội huỷ hoại rừng bị xử phạt như thế nào?
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật bị xử phạt như thế nào?
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người bị xử phạt như thế nào?
- Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào?
- Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm bị xử phạt như thế nào?
- Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên bị xử phạt như thế nào?
- Thành phần khí quyển gồm những gì ?
- Thế nào là ô nhiễm môi trường đất?
- Thế nào là ô nhiễm thực phẩm?
- Thế nào là cân bằng sinh thái?
- Thế nào là kiểm toán môi trường?
- Thế nào là sự phát triển bền vững?
- Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?
- Thuế và phí môi trường được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn môi trường là gì?
- Tủ lạnh có hại cho sức khoẻ con người không?
- Trên trái đất có bao nhiêu loài sinh vật?
- Trợ cấp môi trường là gì?
- Trong công tác bảo vệ môi trường, các cá nhân, đoàn thể có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Truyền thông môi trường là gì?
- Tị nạn môi trường là gì?
- Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
- Vì sao biển sợ nóng?
- Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng?
- Vì sao có Chiến dịch Làm sạch Thế giới?
- Vì sao có Ngày Môi trường Thế giới?
- Vì sao có Ngày Thế giới không hút thuốc lá?
- Vì sao cần khống chế tăng dân số?
- Vì sao cần sản xuất rau xanh vô hại?
- Vì sao cần xây dựng những khu bảo vệ tự nhiên?
- Vì sao chỉ dựa vào thuốc trừ sâu hoá học không khống chế được sâu hại cây trồng?
- Vì sao DDT bị cấm sử dụng?
- Vì sao không khí ở bờ biển rất trong lành?
- Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm?
- Vì sao không nên biến biển thành thùng rác?
- Vì sao mưa phùn một chút thì có lợi cho sức khoẻ?
- Vì sao mỗi gia đình chỉ nên có 2 con?
- Vì sao nói "Môi trường là nguồn tài nguyên của con người"?
- Vì sao nói con người cũng là một nguồn ô nhiễm?
- Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người?
- Vì sao nói rừng là vệ sĩ của loài người?
- Vì sao nước biển biến thành màu đỏ?
- Vì sao phải trồng cây gây rừng? Phải bảo vệ rừng?
- Vì sao rừng bị tàn phá?
- Vì sao thường xuyên tiếp xúc với amiăng lại có hại?
- Vì sao trong thành phố cần có nhiều cây cỏ, hoa lá?
- Vì sao trong tự nhiên có nhiều loài sinh vật mà vẫn phải quan tâm đến các loài sắp bị tuyệt chủng?
- Vì sao vấn đề lương thực trên thế giới lại đang trong tình trạng báo động?
- Việt Nam đã có những sự kiện về hoạt động bảo vệ môi trường nào?
- Việt Nam đang xem xét để tham gia các Công ước Quốc tế nào?
- Việt Nam hiện có bao nhiêu Vườn quốc gia?
- Xanh hoá nhà trường là gì?
Thiết bị biến không khí ô nhiễm thành điện năng
Để hoạt động, thiết bị này phải được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nó có hai ngăn được phân ra với nhau bởi một lớp màng. Không khí được làm sạch ở một ngăn, trong khi ở ngăn còn lại các chất ô nhiễm sẽ được biến thành khí hy-đro.
Giáo sư Sammy Verbruggen, công tác tại Đại học Antwerp (Bỉ) cho biết “khí hy-đrô này có thể lưu trữ và sau này dùng làm nhiên liệu, ví dụ như hiện nay nó đã được dùng ở một số xe buýt hy-đrô”.
Lớp màng ngăn là thành phần quan trọng và nhạy cảm nhất của thiết bị này. Nó được tạo ra nhờ kết hợp các vật liệu nano đặc biệt. “Những chất xúc tác này có thể tạo ra khí hy-đrô và loại bỏ ô nhiễm không khí. Trước đây, những cục pin này chủ yếu được dùng để tách hy-đrô từ nước, nhưng hiện nay nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng điều này có thể áp dụng – thậm chí còn có hiệu quả hơn hẳn – với không khí ô nhiễm”.
Các nhà nghiên cứu cho biết thiết bị này hoạt động tương tự như các tấm pin mặt trời. Nó cũng sử dụng ánh sáng mặt trời để kích hoạt các phản ứng hóa học tạo ra điện năng.
Verbruggen và các đồng nghiệp hiện đang nghiên cứu để mở rộng quy mô nhằm sử dụng kỹ thuật này trong công nghiệp, đồng thời họ cũng đang nỗ lực để cải thiện hiệu suất của thiết bị.
- Dân trí/Upi -
Vùng tệp đính kèm
Gỗ pallet có an toàn để sử dụng?
Gỗ pallet còn gọi là giá kê gỗ, dùng rất nhiều trong ngành hàng hải để xếp hàng hóa lên, mỗi tấm chịu được khoảng 1 tấn hàng, gỗ là vật liệu thông dụng nhất bên cạnh nhựa và kim loại, mỗi năm thế giới dùng khoảng nửa tỷ tấm gỗ pallet, hầu hết dùng hư thì bỏ.
Điều đáng nói là gỗ pallet làm việc trong những môi trường rất khắc nghiệt, mưa nắng độ ẩm đủ loại thời tiết, thứ mà nó chuyên chở có thể là dầu, hóa chất độc hại và có thể bị dính vào, hoặc có những tấm pallet được xử lý hóa chất (ngâm, xịt) để trở nên bền hơn, hay sử dụng gỗ chứa ký sinh trùng, côn trùng có hại, tuyệt đối không sử dụng những tấm pallet này cho đồ gia đình.
VỚI GỖ PALLET QUỐC TẾ
Để kiểm tra, cách dễ nhất là tấm pallet phải có logo của IPPC, nếu không có, không dùng.
International Plant Protection Convention (IPPC), Công ước Bảo vệ Cây xanh Quốc tế yêu cầu tấm pallet không được chứa côn trùng và ký sinh trùng, và được "xử lý", hai ký tự ở kế bên thể hiện phương pháp xử lý.
[HT]: Xử lý bằng nhiệt (heat), đốt gỗ trong nhiệt độ 56-60 độ C. Gỗ xử lý nhiệt an toàn cho người.
[KD]: Xử lý bằng lò sấy (kiln-dried), tức cũng là nhiệt, nhưng “sấy” ở nhiệt độ có thể thấp hơn, mục đích là giảm lượng ẩm trong gỗ xuống. Một số lò sấy ở nhiệt độ tiêu chuẩn như xử lý nhiệt, nên có thể sẽ thấy ký hiệu kép là [KD-HT]. Một số loại gỗ cây khi sấy sẽ tiết nhựa cây ra, khiến gỗ nhìn loang lổ đen, hay có vẻ rất cũ. Không được đẹp, nhưng gỗ này lại an toàn sử dụng.
[DB]: Đã được bốc dỡ (debarked), loại này phổ biến nhất. Cái này có nghĩa là tấm gỗ đã được cắt ra, chứ không nói về phương pháp xử lý, nên thường nó sẽ đi chung với ký tự khác, vì vậy cần xem thêm ký tự còn lại để biết gỗ có an toàn không.
[MB]: Xử lý bằng thuốc trừ sâu (Methyl bromide), tấm gỗ được hun trong hóa chất diệt côn trùng. Đây là phương pháp bị cấm ở nhiều nước vì nó gây hại cho người vận chuyển. Gỗ MB cần hủy một cách chuyên nghiệp, không tái chế, không đốt, việc sử dụng có thể gây dị ứng, khó thở, các bệnh hô hấp. Không được loại gỗ này.
[Các ký tự khác] Đôi khi có các ký tự đặc biệt về xuất xứ, loại gỗ. Nếu bạn không search Internet được nó có nghĩa là gì, tránh sử dụng nó.
VỚI GỖ PALLET CHÂU ÂU
Mình search vài chỗ ở Việt Nam thấy giới thiệu nguồn gỗ châu Âu khá nhiều. Tấm gỗ châu Âu đơn giản hơn, đôi khi có hoặc không có logo của IPPC, mà chỉ có mã EPAL hoặc EUR. Tất cả gỗ châu Âu đều cấm xử lý hóa chất. Gỗ mã EPAL có nghĩa là được xử lý nhiệt (giống HT). Mã EUR nghĩa là loại cũ, dùng trong hệ thống tàu hỏa cũ của châu Âu, gỗ mã EUR vẫn có thể có thêm mã EPAL. Nói chung gỗ chỉ có mã EUR không tệ, nhưng có thêm mã EPAL thì càng tốt.
GỖ PALLET CÓ MÀU
Tấm pallet có màu thường được đánh dấu để vận chuyển hóa chất, gỗ này được xử lý hóa chất rất nhiều để tăng độ bền, không sử dụng tấm pallet có màu.
GỖ PALEET KHÔNG CÓ KÝ HIỆU GÌ CẢ
Có hai khả năng:
Đây là gỗ dùng một lần, trong vận chuyển vật liệu xây dựng nặng. Vì thường nó hư luôn sau khi vận chuyển nên người ta không gắn mã. Loại này thực ra an toàn, nhưng thường hư hỏng sẵn.
Không phải nước nào cũng là thành viên của công ước IPPC, nghĩa là không phải nước nào cũng xử lý gỗ theo tiêu chuẩn và có mã in trên tấm pallet. Việt Nam là thành viên của IPPC, vì vậy theo nguyên tắc gỗ xuất xứ Việt Nam cũng phải có mã IPPC.
Do cả hai khả năng trên, tốt nhất, không sử dụng tấm pallet không có ký hiệu gì cả.
Nhìn chung, tấm gỗ pallet, dù an toàn, cũng được khuyến khích sử dụng cho các project ngoài trời hay ít tiếp xúc với người, vật nuôi, cây trồng, trong ga-ra. Không sử dụng tấm gỗ pallet làm thớt, hay các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
Tóm lại, chỉ sử dụng tấm pallet nếu biết rõ về nguồn gốc, cách xử lý gỗ, tránh gỗ xử lý hóa chất [MB], gỗ có màu hay gỗ không có ký hiệu.
- Lương Thế Huy -
Bốn nguồn năng lượng sạch cho nhân loại
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI:
Trung bình năng lượng hữu dụng từ bức xạ mặt trời trong mỗi ngày tại Việt Nam dao động từ 4 - 5,2 kWh/m2. Điều này tương đương với công suất từ 166,7 W/m2 - 216 W/m2 tính trung bình trong 24h và tùy theo vĩ tuyến. Lượng nắng miền Bắc có trung bình từ 1.500h - 1.700h nắng, miền Trung và miền Nam có từ 2.000h - 2.600h nắng trong một năm.
Chúng ta cần phân biệt hai cách sử dụng năng lượng mặt trời. Pin mặt trời làm từ vật liệu bán dẫn biến đổi trực tiếp ánh sáng thành điện năng và các hệ thu năng lượng mặt trời tích trữ nhiệt năng từ bức xạ mặt trời.
Tổng công suất các hệ pin mặt trời đã lắp đặt tại nước ta cho đến nay đạt một con số khá khiêm nhượng khoảng 4 MW (Thái Lan trên 30 MW). Kinh phí hầu hết từ các nguồn tài trợ của nước ngoài. Các nguyên nhân chính làm cản trở sự phát triển ngành quang điện tại Việt Nam đó là:
- Pin mặt trời vẫn còn quá đắt, khoảng 8 - 10 USD cho mỗi watt.
- Sau khoảng hai năm phải thay ắc quy mới (ắc quy dùng nạp điện từ pin mặt trời vào ban ngày và cung cấp điện vào ban đêm).
- Chưa có chính sách hỗ trợ từ chính phủ, chưa có quy định về kỹ thuật và pháp lý về điện nối lưới.
Trên thế giới nhiều công ty, các phòng thí nghiệm đang ráo riết nghiên cứu các loại pin mặt trời màng mỏng để tiết kiệm vật liệu, nâng hiệu suất cũng như đời sống của pin mặt trời. Chỉ tiêu gần là làm sao chi phí cho pin mặt trời khoảng 1 USD cho 1 watt!
Bên cạnh đó hiện nay trong nước việc bà con sử dụng rộng rãi hệ thống quang nhiệt để đun nước là một điều đáng mừng. Những hệ thống thu nhiệt từ bức xạ mặt trời gồm nhiều loại: tấm phẳng với các ống dẫn nước bằng kim loại, hệ ống chân không bằng thủy tinh, loại hình parabol. Hệ ống thủy tinh chân không thông dụng nhất, giá khoảng 6 triệu đồng cho một hệ với bình chứa nước nóng 150 lít. Các hệ thống quang nhiệt này tỏ ra rất hữu ích trong việc đun nước, tiết kiệm điện.
BIOGAS:
Đến nay có khoảng trên 200.000 bồn biogas được lắp đặt tại nước ta. Hà Lan đã viện trợ khoảng 3,1 triệu euro giúp việc phát triển công nghệ biogas tại Việt Nam.
Bèo lục bình sinh sôi rất nhanh trên sông rạch ở các vùng nhiệt đới làm tắc nghẽn giao thông của tàu thuyền. TS. Đỗ Ngọc Quỳnh, một chuyên gia về biogas của Đại học Cần Thơ đã phát triển công nghệ xử lý bèo lục bình thành biogas.
Theo ước tính, mỗi mét khối biogas tương đương với 0,6 lít diesel hay 22 MJ. Nước thải và các thành phần sau khi phân rã từ bồn biogas có thể dùng làm phân bón hay dùng để xử lý phèn trong đất trồng trọt. Từ một tấn rác hữu cơ ta có thể thu được từ 150 - 250 m3 biogas.
SINH KHỐI:
Việc dùng biogas như là một loại năng lượng sạch, là một vấn đề nóng hổi hiện nay trên thế giới và Việt Nam, đó là công nghệ biến sinh khối thành năng lượng điện. Trong quy trình khí hóa sinh khối, sinh khối được đốt cháy không hoàn toàn cho ra một số khí như CO, H2, CH4… Các loại gas này có thể dùng làm nhiên liệu cho các động cơ đốt trong, các tuabin khí để vận hành máy phát điện hay dùng để đốt trực tiếp thay thế dầu trong các lò hơi. Sinh khối dùng trong mục đích này có thể là gỗ thải, mùn cưa, dăm bào, trấu, rơm, bã mía, vỏ dừa khô… Mỗi năm vựa lúa tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long thải ra hàng triệu tấn trấu. Tại Campuchia vì thiếu điện nghiêm trọng, các hệ thống khí hóa sinh khối (chủ yếu từ trấu) để sản xuất điện được nhập từ Ấn Độ và sử dụng rất thành công. Đây là giải pháp rất tốt cho các xí nghiệp ở nước ta cần nhiều điện và ở những vùng dễ tiếp cận các loại nhiên liệu có sẵn với giá rất rẻ như trấu, củi từ cây tạp…
Năng lượng gió
Theo sự nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (tài liệu năm 2001) Việt Nam có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất so với các nước khác tại Đông Nam Á. Theo sự đo đạc và tính toán của tài liệu này tổng công suất gió của cả Việt Nam lên đến 513 GW.
Công suất này lớn gấp 214 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La hiện đang được xây dựng và gấp 10 lần công suất điện Việt Nam cần trong năm 2020. Vùng lãnh thổ có tiềm năng gió tốt chiếm 9% diện tích Việt Nam và tập trung phần lớn tại Bình Thuận và Ninh Thuận. Nếu tính luôn cả tiềm năng gió ngoài khơi (offshore) tổng công suất gió nước ta còn lớn hơn nhiều.
Ngoài Bình Thuận và Ninh Thuận, những nơi có tiềm năng gió tốt có thể kể đến: Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Duyên Hải (TP.HCM), Lâm Đồng, Đăk Lăk, Mẫu Sơn (Lạng Sơn)…
Đến nay nhiều dự án “cánh đồng gió - wind park” do các công ty nước ngoài và trong nước đã được triển khai. Điển hình là tại Tuy Phong (Bình Thuận), Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) hợp tác với Công ty Fuhrlaender (Đức) lắp đặt 80 tuabin gió. Năm tuabin đã lắp đặt hoàn chỉnh và đã hòa điện vào lưới điện quốc gia từ năm 2009. Mười lăm tuabin khác đang được lắp đặt. Mỗi tuabin có công suất 1,2 MW; nặng 89,4 tấn. Chiều cao cột gió 85 m, đường kính cánh quạt 77 m. Như thế cánh đồng gió này sẽ đạt công suất 120 MW khi hoàn thành. Ngoài ra tại Mẫu Sơn một cánh đồng gió có công suất đến 200 MW đang được triển khai. Công ty Avantis sẽ lắp đặt tại đây 80 tuabin typ AV 928. Mỗi tuabin có công suất 2,5 MW. Một số cánh đồng gió khác cũng đang được triển khai như Phương Mai (Quy Nhơn), đảo Phú Quý (Bình Thuận)…
Các loại tuabin gió thế hệ cũ dùng kỹ thuật truyền động bằng bánh răng để gia tăng vận tốc vòng quay có đời sống khoảng 20 - 25 năm, cần sự bảo trì phức tạp, tốn kém. Hiện nay nhiều công ty trên thế giới như GE, Avantis, Siemens, Enercon… cung cấp loại tuabin thế hệ mới không cần bánh răng. Vận tốc vòng quay khoảng 16 vòng/ phút nhưng vẫn sản sinh ra lượng điện cần thiết nhờ động cơ với nam châm đất hiếm cung cấp từ trường cực mạnh. Loại tuabin này ít ồn hơn (chỉ tiêu: ở vị trí cách xa cột gió 300 m, tiếng ồn dưới 50 dB), bảo trì rất đơn giản, đời sống tuabin có thể kéo dài hơn 30 năm, giá thành rẻ hơn loại cũ.
Trong các dạng năng lượng tái tạo, có thể thấy rõ ràng năng lượng gió có khả năng lấp đầy khoản thiếu hụt điện năng rất trầm trọng ở nước ta trong thời gian tới. Một trong các việc khẩn cấp là chính phủ sớm ban hành giá điện nối lưới. Nếu Công ty điện lực Việt Nam mua điện từ các cánh đồng gió với giá điện khoảng 7 xu (USD)/ kWgiờ, chính phủ hỗ trợ 1 xu và Liên hợp quốc hỗ trợ từ 0,5 - 1,2 xu từ cơ chế phát triển sạch (CDM/Clean Development Mechanism), giá khoảng từ 8 - 9 xu (USD) cho mỗi kW giờ là giá mà các công ty đầu tư điện gió có thể chấp nhận được. Khi giá điện nối lưới được thỏa thuận, sẽ có rất nhiều công ty đầu tư xây dựng các cánh đồng điện gió. Một công nghệ sản xuất ra điện hoàn toàn sạch, thân thiện với môi trường sẽ sớm hình thành ở nước ta. Ngoài những quy định về công nghệ điện nối lưới, chính phủ cũng cần có những quy định về việc chuyển giao công nghệ điện gió từ các công ty nước ngoài. Khi Công ty Sony “từ giã” Việt Nam, công ty này chỉ để lại con số 0 khổng lồ cho nền công nghiệp điện tử. Từ kinh nghiệm “không hay” này, chúng ta phải có những quy định về chuyển giao công nghệ đối với một số công ty nước ngoài. Hiện nay trụ gió bằng thép cho cột gió đã được sản xuất tại VN. Cánh quạt gió được làm bằng tay cần nhiều nhân công cũng có thể sản xuất tại VN. Phía bắc nước ta có nhiều mỏ đất hiếm, đây cũng là sự thuận lợi để chế tạo các tuabin gió thế hệ mới với nam châm rất mạnh bằng đất hiếm.
Tiềm năng năng lượng gió ở nước ta rất lớn, nó có thể giúp chúng ta giải quyết việc thiếu hụt điện năng trong thời gian tới với công nghệ hoàn toàn sạch.
- Cao Thịnh -
Đọc nhiều nhất
-
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau: https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9bnBaemw0e... -
Lợi ích của năng lượng gió với con người và môi trường
Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các khách hàng mà còn cho cả xã hội. Một vài lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng như... -
245 Người dân Hà Nội gửi kiến nghị phản đối dự án Sun Grand City Quảng An - Hồ Tây
Ngày 30/9/2017, với những lời kêu gọi được đăng tải trên mạng facebook phản đối việc thi công dự án Sun Grand City Quảng An... -
Hà Nội chịu tác động khí thải của 20 nhà máy nhiệt điện than
Tại buổi hội thảo về ô nhiễm không khí được tổ chức vào tối 5-6, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà ... -
Tòa án Thượng thẩm Đài Loan tiếp tục bác đơn của gần 8.000 nạn nhân Formosa Hà Tĩnh
Họp báo trước Toà Thượng thẩm ở Đài Bắc của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hôm 17/4/2020. Photo: RFA Sáng 17-4, đại d... -
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh tiếp tục bị công an và an ninh Việt Nam gây sức ép
Ảnh trên trang cá nhân của Cao Vĩnh Thịnh chụp cùng ngài đại sứ quán Czech trong ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân Quyền. Ngày 25/12/202... -
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 1
Ảnh Vietbest Phần 1: THẢM HỌA VẪN TIẾP DIỄN 1. Môi trường sau thảm họa Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi sinh trư...
Tham khảo
Phân loại
Tin môi trường
(75)
Môi trường
(43)
Tin tức
(31)
Formosa
(29)
Tin hoạt động
(28)
Sự kiện
(24)
Bình luận & Nhận định
(23)
Video
(18)
Kiến thức về môi trường
(17)
Báo cáo môi trường
(8)
Luật môi trường
(8)
Phát triển bền vững
(8)
Tư liệu
(8)
Chiến lược & Chính sách
(4)
Kinh tế xanh
(4)
Tin công nghệ
(4)
Tiết kiệm năng lượng
(3)
Tản mạn
(1)
Theo thời gian