Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật môi trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Greta Thunberg gọi Đao luật biến đổi khí hậu mới của Châu Âu là " Từ Bỏ "
Nhà hoạt động môi trường Thunberg đã phát biểu tại Brussels vào thứ tư khi EU công bố luật đề xuất giảm khí thải carbon:
Nếu được thông qua, luật sẽ biến nó thành một yêu cầu pháp lý đối với EU là trung hòa carbon vào năm 2050.
Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen ca ngợi luật này là " heart of the European Green Deal". ( Tạm dịch là: Trái tim của Thỏa thuận xanh châu Âu )
Nhưng nhà hoạt động môi trường Thunberg, 17 tuổi, đã bác bỏ luật này là "những từ trống rỗng", cáo buộc EU "giả vờ" là một nhà lãnh đạo về biến đổi khí hậu.
"Khi ngôi nhà của bạn bị cháy, bạn đừng đợi thêm vài năm nữa để bắt đầu đưa nó ra ngoài. Nhưng đây là những gì mà Ủy ban đang đề xuất hôm nay", Thunberg nói với ủy ban môi trường của Nghị viện Châu Âu.
Cô ấy nói rằng luật này sẽ cung cấp cho Ủy ban EU nhiều quyền hạn hơn để thiết lập các mục tiêu giảm carbon khó khăn hơn, đã không đi đủ xa.
Thunberg nói, luật này là một sự thừa nhận rằng EU đã "từ bỏ" thỏa thuận Paris - một thỏa thuận cam kết 197 quốc gia giảm khí thải nhà kính.
"Luật khí hậu này là đầu hàng. Thiên nhiên không mặc cả, và bạn không thể thỏa thuận với vật lý" -nhà hoạt động nói.
Cô ấy cho biết thêm về thoả thuận Green Deal của mình sẽ mang lại cho thế giới "ít hơn 50% cơ hội" để hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống 1,5C.
Các quốc gia đã ký kết thỏa thuận khí hậu Paris đã đồng ý "nỗ lực hạn chế" nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5C.
Thỏa thuận Green Deal của EU là gì?
Thỏa thuận Green Deal của EU bao gồm:
- Cơ chế chuyển đổi trị giá 100 tỷ euro (86 triệu bảng) để giúp các quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và " quá trình sử dụng nhiều carbon" để chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.
- Đề xuất giảm phát thải khí nhà kính xuống 50% mức 1990 hoặc thậm chí thấp hơn vào năm 2030 - thay vì mục tiêu giảm 40% như hiện nay.
- Một đạo luật sẽ đặt EU "trên một con đường không thể đảo ngược đến tính trung lập khí hậu" vào năm 2050.
- Kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn hơn - một hệ thống được thiết kế để loại bỏ chất thải - nhằm giải quyết các sản phẩm bền vững hơn cũng như chiến lược "nông trại đến thẳng bàn ăn" để cải thiện tính bền vững của sản xuất và phân phối thực phẩm
Thunberg nói : " Các mục tiêu xa xôi của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu khí thải cao tiếp tục như ngày hôm nay, thậm chí chỉ vài năm nữa, vì điều đó sẽ sử dụng hết ngân sách carbon còn lại của chúng tôi trước khi chúng tôi thậm chí có cơ hội thực hiện các mục tiêu 2030 hoặc 2050 của mình".
Được biết đến với những bài phát biểu đầy ngẫu hứng của mình với các chính trị gia, Thunberg đã trở thành một nhân vật tiêu biểu cho phong trào biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cuộc biểu tình độc tấu của cô bên ngoài quốc hội Thụy Điển năm 2018 đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trẻ tham gia bãi khoá học vì biến đổi khí hậu của cô, Thứ Sáu cho Tương lai.
Cô đã xuất hiện trước đám đông 15.000 người ở Bristol, miền tây nước Anh tuần trước. Cô cảnh báo "những người nắm quyền lực" cô sẽ "không im lặng khi thế giới bốc cháy".
Nguồn dịch: https://www.bbc.com/news/world-europe-51736134
Các dòng sông ô nhiễm nặng ở Hà Nội tương lai sẽ như thế nào?
“Tập trung xây dựng, triển khai các phương án tạo cảnh quan, xử lý môi trường nước, từng bước làm “sống lại” sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy” là một trong những mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết số 11-NQ/TU.
Trước hết, TP Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch, bảo đảm dòng chảy vào mùa khô; hoàn thành đúng tiến độ Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy. Từ nay đến năm 2020, thành phố phấn đấu hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào hồ, xử lý thành công tất cả các hồ nội thành và các hồ gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Một số mục tiêu khác là: 100% người dân ở nông thôn được dùng nước sạch; 100% số hộ có các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; 100% các khu, cụm công nghiệp hiện đang hoạt động hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường; 100% các bệnh viện và trung tâm y tế do thành phố quản lý có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường…
Ngoài ra, TP Hà Nội xác định mục tiêu đối với chất thải rắn: Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý khu vực đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn đạt từ 95% đến 100%; phấn đấu giảm tỷ lệ chôn lấp rác thải còn 30%, tăng tỷ lệ rác thải được tái chế theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Thành phố cũng phấn đấu thu gom 100%; xử lý 80% chất thải rắn công nghiệp. Thành phố sẽ quy hoạch để đưa các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm lớn tại các làng nghề ra khu sản xuất tập trung; yêu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường đối với số hộ có nghề có nguồn xả thải. Để giảm ô nhiễm bụi, thành phố chỉ đạo 100% các công trường xây dựng phải được che chắn và áp dụng các biện pháp giảm bụi…
Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết nêu rõ 3 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp chủ yếu. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy xác định sẽ tập trung chỉ đạo đầu tư dự án Trạm bơm Liên Mạc giai đoạn 1 đã được phê duyệt, nhằm điều hòa mực nước giữa sông Hồng và sông Nhuệ, tạo nguồn cấp nước cho sông Tô Lịch… Chương trình thu gom và xử lý nước thải của thành phố trên lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy giai đoạn 2017 – 2020 và các chương trình chống ngập, khơi thông dòng chảy tại sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Tích… sẽ được chỉ đạo triển khai đồng bộ.
Ps: Green Trees sẽ giám sát tiến trình của các đề án cụ thể theo Nghị quyết số 11-NQ/TU
Tòa án quốc tế kết tội Monsanto hủy diệt môi trường Việt Nam
Tòa án quốc tế về Monsanto công bố kết luận: tập đoàn Monsanto đã hủy diệt môi trường, xét luật pháp quốc tế. Các thẩm phán xác nhận Monsanto đã gây thiệt hại cho người dân Việt Nam.
Ngày 18-4 (giờ địa phương), bà Françoise Tulkens - chủ tọa tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan), đã công bố kiến nghị tham vấn dày 60 trang kết luận tạp đoàn Monsanto đã vi phạm nhân quyền.
Monsanto kinh doanh các sản phẩm độc hại làm hàng ngàn người thiệt mạng như hoạt chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ Roundup hay hóa chất 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid trong chất độc da cam được máy bay quân đội Mỹ rải trong chiến tranh Việt Nam.
Tòa án quốc tế về Monsanto là phiên tòa công dân nhằm đánh động dư luận và thúc đẩy thực thi pháp luật. Trong phiên tòa từ ngày 16-10 đến 18-10-2016, năm thẩm phán chuyên nghiệp từ Argentina, Bỉ, Canada, Mexico và Senegal đã lắng nghe khoảng 30 nhân chứng, chuyên gia, luật sư và các nạn nhân.
Sáu vấn đề đã được đặt ra tại phiên tòa. Đối với bốn vấn đề về tôn trọng các quyền về môi trường lành mạnh, lương thực, y tế và tự do nghiên cứu khoa học, kiến nghị tham vấn công bố hôm 18-4 đánh giá Monsanto đã vi phạm các quy định và xâm phạm các quyền cơ bản.
Các thẩm phán đánh giá rằng Monsanto đã tiến hành các hoạt động gây tác hại đến môi trường, ảnh hưởng đến các quyền của các dân tộc bản địa và các cộng đồng địa phương.
Đặc biệt là hoạt động thương mại đối với giống biến đổi gien gây ảnh hưởng đến các quyền về lương thực và y tế vì đã ép buộc nông dân phải chấp nhận các phương thức canh tác không tôn trọng lối canh tác truyền thống.
Hoạt động của Monsanto cũng làm phương hại các quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.
Đối với hai vấn đề còn lại, kiến nghị tham vấn tỏ thái độ dè dặt. Về hành vi đồng phạm gây tội ác chiến tranh của Monsanto, các thẩm phán nhận xét không đủ khả năng đưa ra kết luận.
Dù vậy, các thẩm phán xác nhận Monsanto đã hủy diệt môi trường và gây thiệt hại cho người dân Việt Nam.
Các thẩm phán giả định Monsanto đã cung cấp phương tiện để tham chiến ở Việt Nam, Monsanto đã biết về việc sử dụng sản phẩm độc hại và có thông tin về tác hại của sản phẩm độc hại đối với sức khỏe và môi trường.
Về vấn đề này, kiến nghị tham vấn đề nghị có thể xúc tiến quy trình tố tụng dân sự và theo đó, các thẩm phán có thể cho ý kiến về hoạt động hủy diệt sinh thái ở Việt Nam căn cứ Quy chế Rome của Tòa án Hình sự quốc tế.
Cuối cùng, đối với tội ác hủy diệt môi trường, kiến nghị tham vấn kết luận Monsanto phải chịu trách nhiệm.
Các thẩm phán đánh giá đã đến lúc đề nghị thiết lập một khái niệm pháp lý mới về tội ác hủy diệt môi trường và sửa đổi vấn đề này trong Quy chế Rome. Đó là quy trách nhiệm cho chủ thể doanh nghiệp (pháp nhân) trong tội ác hủy diệt môi trường vì lâu nay chỉ có cá nhân được xem là chủ thể chịu trách nhiệm (thể nhân).
Kiến nghị tham vấn công bố ngày 18-4 được xem như kết luận cuối cùng của tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye. Do đây là phiên tòa công dân nên về mặt pháp lý, kiến nghị tham vấn không có giá trị ràng buộc.
Hồi tháng 10-2016, Monsanto tuyên bố tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye “vừa đá bóng vừa thổi còi” nên Monsanto không thừa nhận kết luận phiên tòa.
Chủ tọa phiên tòa Françoise Tulkens, nguyên thẩm phán Tòa án Nhân quyền châu Âu, đánh giá rằng cho dù Monsanto từ chối đến dự phiên tòa theo lời mời của bà, kiến nghị tham vấn vừa công bố vẫn giữ nguyên giá trị.
Tôi hy vọng kiến nghị tham vấn này sẽ thúc đẩy công lý quốc tế”
Chủ tọa phiên tòa Françoise Tulkens
Trao đổi với báo Le Monde, bà giải thích: “Đây là bản án về pháp luật, không có phiên tòa với hai bên đối đầu nhau, tuy nhiên chúng tôi đã đưa ra kết luận dựa theo nhiều báo cáo và chứng cứ được thừa nhận”.
Bà nhận xét kiến nghị tham vấn đã đưa ra khái niệm mới về tội ác hủy diệt môi trường và sẽ giúp các nước tôn trọng các quyền cơ bản tốt hơn nữa. Ngoài ra, các nạn nhân của Monsanto cũng có thể sử dụng các luận điểm pháp lý trong kiến nghị tham vấn để kiện Monsanto. Kiến nghị tham vấn sẽ được chuyển đến LHQ, Tòa án Hình sự quốc tế, Ủy ban Nhân quyền LHQ và Monsanto.
- TTO -
Các văn bản pháp luật mới nhất về môi trường
Luật - Nghị định Chính Phủ
Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005
18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017
21/2008/NĐ-CP Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP
80/2006/NĐ-CP Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
38/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 17/08/2015
35/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hiệu lực từ ngày 17/08/2015 thay thế thông tư số 08/2009/TT-BTNMT
27/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNMT
26/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số01/2012/TT-BTNMT
05/2008/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
12/2006/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục, mẫu hồ sơ đăng ký cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại
13/2006/QĐ-BTNMT Quyết định tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược
23/2006/QĐ-BTNMT Quyết định ban hành danh mục chất thải nguy hại
125/2003/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục kê khai mức Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
106/2007/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
2. BỘ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - QCVN & TCVN
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam QCVN về nước thải
QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016
QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản (thay thế QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015)
QCVN 01-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên (thay thế QCVN 01:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (thay thế QCVN 12:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm (thay thế QCVN 13:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005 )
QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu
QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ
QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép
TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt
TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
TCVN 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
TCVN 6987:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải & tiếng ồn
QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (thay thế TCVN 5949:1998)
QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
QCVN 05:2009/NTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (thay thế TCVN 5937:2005)
QCVN 06:2009/NTNMT Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh (thay thế TCVN 5938:2005)
TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ
TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
TCVN 5949:1998 Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép
Bộ quy chuẩn Việt Nam về giới hạn ô nhiễm trong bùn, đất & chất thải nguy hại
QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước
QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp (thay thế QCVN 30:2010)
QCVN 02:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế (thay thế QCVN 02:2010)
QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng
QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất
Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nguồn nước & nước cấp sinh hoạt
QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thay thế QCVN 08:2008/BTNMT
QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau thay thế QCVN 09:2008/BTNMT
QCVN 10-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển thay thế QCVN 10:2008/BTNMT
QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm)
QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm)
TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng
09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước uống đóng chai
QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn này của Bộ Y Tế quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai.
http://www.gree-vn.com/
Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường
Bắt đầu từ ngày 01/02/2017, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có:
Hành vi vi phạm quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
Hành vi gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
Hành vi vi phạm về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
Hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường.
Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định có các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng có thời hạn đối với các giấy phép hoạt động và tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định một số các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo như:
Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm; Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình;
Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu hoặc buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật và các biện pháp khác.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP cũng quy định một số hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, phạt tiền đến 1.000.000 đồng nếu vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.
Phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền đến 7.000.000 đồng nếu vứt, bỏ rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải.
Quy định phạt tiền đến 1 tỷ đồng nếu nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng hoặc phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu.
Tapchitaichinh
Bến Tre ô nhiễm nặng khu dân cư cả chục năm qua mà không được giải quyết
Thông qua Green Trees, một số người dân ở ấp Nghĩa Huấn, Mỹ Thanh, Giồng Trôm thuộc tỉnh Bên Tre mong muốn mọi người chia sẻ và giúp đỡ:
"Là những người dân thấp cổ bé họng, cầm đơn đi kiện nhiều năm qua nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống kinh tế của chúng tôi không được giải quyết. Tôi muốn chia sẻ lên đây như lời kêu cứu mọi người, cũng như các cơ quan chức năng sớm vào cuộc trả lại môi trường trong sạch cho khu dân cư chúng tôi.
Lò sản xuất thực phẩm của ông Phạm Văn Vũ tại ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhiều năm nay gây ô nhiễm không khí bởi khói bụi từ củi cao su, củi điều. Nước xả thì làm bẩn hết kênh rạch nguồn sinh hoạt các hộ nông dân chúng tôi. Máy móc vận hành từ 2h sáng đến tận 3h chiều hôm sau. Gây bệnh cho người dân, thiệt hại kinh tế.
Câu chuyện đáng nói ở đây là hình phạt xử lý quá nhẹ, trong khi cơ sở sản xuất gây ô nhiễm quá lớn. Và xử lý phạt xong, chuyện đâu vẫn hoàn đó. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre mãi không đưa vụ việc ra giải quyết và người dân chúng tôi cần một kết luận.
Những lần xử phạt về ô nhiễm nguồn nước gấp 10 lần cho phép bị xả trực tiếp ra kênh mương nhà chúng tôi, lượng khói độc hại từ củi cao su, củi điều thải ra bởi lò hơi công suất 2 tấn củi/h chỉ là vài chục triệu trong khi với quy mô sản xuất hơn 20 tấn thực phẩm (bún, bánh hỏi, hủ tiếu,..) mỗi ngày thì việc xử phạt vậy có đáng?
Theo mục d, khoản 4.10 quyết định Số: 3733/2002/QĐ-BYT thì khoảng cách an toàn tối thiểu trong khu dân cư (500m).
Mục đ, khoản 6, điều 70 Luật bảo vệ môi trường.2014
Đặc biệt là Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường
- Thì UBND tỉnh Bến Tre cần đưa ra quyết định di dời nhà máy sản xuất của ông Phạm Văn Vũ ra khỏi khu dân cư vì nó ô nhiễm quá nặng và độc hại đến sức khỏe người dân từ nguồn nước, không khí. Cùng với đó là lò hơi khủng 12AT với rủi ro đặt ngay trong lòng khu dân cư giáp ranh nhiều hộ. Thậm chí, do nồi hơi và nhà xưởng đặt 2 thửa đất khác nhau nên ông còn thiết kế 1 ống dẫn hơi băng ngang trên đầu người dân ở tuyến đường giao thông nông thôn của ấp. Ấy vậy mà mặc kệ rủi ro, chính quyền địa phương vẫn làm ngơ.
Hiện tại các hộ dân chúng tôi đã mắc bệnh về đường hô hấp khá nặng. Với tôi có lẽ ngày gần đất sắp đến khi bác sĩ bảo rằng ảnh phổi tôi đã đen hết cả rồi. Nhưng tôi vẫn muốn nói lên đây, cùng với cộng đồng để bảo vệ sức khỏe người dân xung quanh cũng như các thế hệ sau sinh sống tại đây.
Cảm ơn bà con đã đọc, chia sẻ giúp tôi với!"
PS. Green Trees xin nhờ mọi người hay chia sẻ giúp để rộng đường công luận. Mong các cơ quan báo chí cũng như các cơ quan chức năng sớm kiểm tra và xử lý thích đáng vụ việc. Trả lại môi trường sống trong lành cho bà con!
Greentrees chất vấn ban quản lý đường sắt đô thị Hà nội
Buổi gặp mặt bắt đầu lúc 17h30 chiều ngày 13/10, thành phần tham gia buổi gặp phía BQL gồm 6 người. Trong đó người trao đổi chính với phía GreenTrees là ông Hoàn- Giám đốc BQL.
Qua gặp BQL, nhóm Green Trees gồm: ông Lê Dũng, bà Thanh Ngân, Thịnh Nguyễn và Cao Thịnh. Mục đích của buổi gặp mặt để chất vấn các vấn đềliên quan tới cây xanh trên phố Kim Mã, nằm trong dự án Metro line 3.
Một số câu hỏi GreenTrees chất vấn BQL:
• Những hạng mục mà BQL cho triển khai thi công ở dưới hiện trường. Như việc ngày 12/10 có chặt cây và cành cây ở Kim Mã và GreenTrees có hỏi ADB về bản thiết kế thi công, tiến độ thi công đã phê duyệt, đã được tư vấn giám sát, hay đã được chủ đầu tư duyệt chưa? Và việc chặt cây có nằm trong tiến độ đó không? Có đúng như thiết kế được duyệt không?
• ADB có thuê giám sát độc lập để giám sát quản lý nhà thầu thi công? BQL triển khai các công tác ở hiện trường ntn? Có báo cáo lại cho ADB hay không?
• Qua đó nhóm muốn biết việc BQL triển khai chặt cây ngoài hiện trường có nằm trong thiết kế mà thành phố phê duyệt chưa? Có nằm trong tiến độ báo cáo cho chủ đầu tư hay chưa? Bản vẽ thi công?
Chúng tôi muốn làm minh bạch vấn đề này vi dư luận đang rất nóng. Tại sao không phải đặt ở giữa con đường mà lại chọn phía hàng cây?
Kiến nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự
Kính gửi:
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV,
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Chúng tôi, những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký tên trong văn bản này, gửi kiến nghị tới bà Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các cơ quan có liên quan, để đề nghị nội dung sau:
Thời gian vừa qua, vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xả thải làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, đã làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến môi sinh trường cũng như đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Chính phủ, có đến hơn 260.000 lao động bị ảnh hưởng, trong đó 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp.
Ông Võ Kim Cự, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, là người ký quyết định cho phép đầu tư của FHS với thời hạn 70 năm vào năm 2008.
Theo Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực tại thời điểm đó, về thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
“Điều 52. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.
Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.”
Do đó, thẩm quyền quyết định cho phép thời gian thực hiện dự án với thời gian 70 năm thuộc về Chính phủ. Như vậy, rõ ràng ông Võ Kim Cự đã có hành vi vi phạm pháp luật khi đưa ra quyết định vượt quá thẩm quyền, đồng thời buông lỏng quản lý dẫn đến hàng loạt những sai phạm của FHS và gây nên thảm họa môi trường vừa qua. Hành vi vi phạm pháp luật của ông Cự đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng.
Trong khi đó, căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 về tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội, thì đại biểu Quốc hội phải là người “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác”, “Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội”, “liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm”.
Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội, “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.
Chúng tôi nhận thấy ông Võ Kim Cự với những sai phạm của mình không xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân và không thể làm đại biểu Quốc hội – người đại diện cho Nhân dân.
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu bà Chủ tịch và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với chức năng và trách nhiệm của mình, tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự ngay trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV (từ 20/7/2016 đến 9/8/2016).
Mong rằng yêu cầu này của cử tri chúng tôi sẽ được xem xét thực hiện.
Chúng tôi chờ đợi phản hồi của Quốc hội. Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2016
Cử tri ký tên
P/S: Mọi người muốn tham gia ký tên hãy chụp ảnh chữ ký của mình và gửi vào comment. Chúng tôi sẽ tập hợp và in ra.
Xin cảm ơn
Đọc nhiều nhất
-
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau: https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9bnBaemw0e... -
Lợi ích của năng lượng gió với con người và môi trường
Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các khách hàng mà còn cho cả xã hội. Một vài lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng như... -
245 Người dân Hà Nội gửi kiến nghị phản đối dự án Sun Grand City Quảng An - Hồ Tây
Ngày 30/9/2017, với những lời kêu gọi được đăng tải trên mạng facebook phản đối việc thi công dự án Sun Grand City Quảng An... -
Hà Nội chịu tác động khí thải của 20 nhà máy nhiệt điện than
Tại buổi hội thảo về ô nhiễm không khí được tổ chức vào tối 5-6, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà ... -
Tòa án Thượng thẩm Đài Loan tiếp tục bác đơn của gần 8.000 nạn nhân Formosa Hà Tĩnh
Họp báo trước Toà Thượng thẩm ở Đài Bắc của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hôm 17/4/2020. Photo: RFA Sáng 17-4, đại d... -
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh tiếp tục bị công an và an ninh Việt Nam gây sức ép
Ảnh trên trang cá nhân của Cao Vĩnh Thịnh chụp cùng ngài đại sứ quán Czech trong ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân Quyền. Ngày 25/12/202... -
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 1
Ảnh Vietbest Phần 1: THẢM HỌA VẪN TIẾP DIỄN 1. Môi trường sau thảm họa Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi sinh trư...
Tham khảo
Phân loại
Tin môi trường
(75)
Môi trường
(43)
Tin tức
(31)
Formosa
(29)
Tin hoạt động
(28)
Sự kiện
(24)
Bình luận & Nhận định
(23)
Video
(18)
Kiến thức về môi trường
(17)
Báo cáo môi trường
(8)
Luật môi trường
(8)
Phát triển bền vững
(8)
Tư liệu
(8)
Chiến lược & Chính sách
(4)
Kinh tế xanh
(4)
Tin công nghệ
(4)
Tiết kiệm năng lượng
(3)
Tản mạn
(1)
Theo thời gian