Sơn Trà không chỉ "lá phổi"mà còn là "dạ dày",thưa Phó Thủ Tướng
Green Trees nhận định đây là một bài viết quá thâm thúy:
Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn phải là “cái dạ dày” để nuôi cơ thể. Hủy hoại Sơn Trà là một tội ác nhưng không đánh thức Sơn Trà thì phải chăng, cũng là tội lỗi?
Những ngày qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã vào Sơn Trà (Đà Nẵng) để trực tiếp nắm bắt tình hình, tìm giải pháp khả thi nhất cho bán đảo này. Việc làm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được dư luận hoan nghênh bởi nó xóa đi cái cung cách bàn giấy, duyệt dự án qua hồ sơ trong phòng máy lạnh.
Đặc biệt sau chuyến đi thị sát, Phó Thủ tướng đã yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động trên tất cả các dự án trong 3 tháng đã thể hiện sự cẩn trọng trước khi quyết định một vấn đề hệ trọng, không chỉ liên quan đến bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng mà còn là sự quan tâm của cả nước.
Với tư cách một nhà báo, xin gửi tới Phó Thủ tướng mấy suy nghĩ của cá nhân tôi.
Trước khi bày tỏ quan điểm, xin kể lại 4 sự việc mà người viết bài này đã trực tiếp tham gia, tất nhiên cũng với tư cách nhà báo.
Việc thứ nhất là cách đây gần 20 năm, khi triển khai dự án cáp treo Yên Tử, các nhà đầu tư và chính quyền Quảng Ninh đã gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối với đủ các lý do, nào là phá vỡ cảnh quan, hủy hoại di tích, động chạm cõi tâm linh. Song, câu hỏi đặt ra là không làm cáp treo thì làm gì để bảo vệ Đường Tùng và giải quyết nhu cầu chính đáng của hàng vạn phật tử, khách du lịch mỗi ngày, hàng trăm vạn du khách mỗi năm ngoài phương án xây dựng cáp treo? Giờ đây thì hiệu quả của tuyến cáp treo này như thế nào, chắc ai cũng biết. Đường Tùng đã “thoát chết” trong gang tấc, được bảo vệ.
Việc thứ hai, cùng thời điểm trên, có một dự án (hình như của Na Uy hay Đan Mạch) viện trợ để thay nước Hồ Tây “uống được”. Dự án này cũng vấp phải sự phản đối gay gắt, có Đại biểu Quốc hội còn cho rằng thay nước Hồ Tây “uống được” là vô nhân đạo vì “nước sinh hoạt còn thiếu” và cuối cùng thì Hồ Tây đến nay cơ bản đã “tử vong”, nước sinh hoạt thiếu vẫn thiếu.
Việc thứ ba là dự án thay nước hồ Gươm cũng không thực hiện được và giờ đây, Hồ Gươm thế nào chắc ai cũng biết. Số phận của Cụ Rùa truyền thuyết cuối cùng cũng “đã bỏ ta đi”.
Việc thứ tư, cách đây máy tháng, tôi có lên Fansipan, nóc nhà của Tổ quốc đã tận mắt chứng kiến sự hân hoan, kiêu hãnh và niềm hạnh phúc hiện lên trên gương mặt tất cả mọi người, nhất là các cụ già và em thơ. Một nhà thơ bạn vong niên của tôi ở tận miền cực Nam khi đứng dưới lá cờ ở nóc nhà Tổ quốc, gọi điện cho tôi đã bật khóc.
Tất nhiên, như hầu hết các dự án, khi triển khai, những nhà đầu tư đều vấp phải sự phản ứng quyết liệt và phải nhờ sự kiên quyết, công trình mới được thực hiện.
Từ những câu chuyện trên cho thấy vẫn là sự gian nan của bài toán muôn thủa: Bảo tồn – phát triển và ngược lại của ngành du lịch.
Trở lại với Sơn Trà, cá nhân tôi cho rằng cũng không ngoài “qui luật” này. Vấn đề ở đây là phải xử lý hài hòa giữa ba mối quan hệ: An ninh quốc phòng, môi trường và phát triển kinh tế.
Chúng ta không đổi an ninh quốc phòng hay môi trường lấy kinh tế nhưng cũng không coi nhẹ sự phát triển kinh tế bởi theo suy nghĩ của người viết bài này, với những gì đã và đang có, Đà Nẵng khó có con đường nào để lựa chọn ngoài du lịch và phát triển công nghệ cao. Trong khi thực trạng, phát triển công nghệ chưa hiệu quả.
Vì thế, việc khai thác Sơn Trà đối với Đà Nẵng là nhu cầu cần thiết để phát triển du lịch nhằm nâng cao đời sống cho người dân thành phố cũng như góp phần vào ngân sách quốc gia.
Sơn Trà có là kho vàng thì cũng phải khai thác, đưa vào sử dụng bởi nếu chôn dưới đất thì vàng khác gì đất dá. Có là “tiên nữ” thì cũng nên “đánh thức” để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước chứ không thể để “người đẹp ngủ trong rừng”. Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn phải là “cái dạ dày” để nuôi cơ thể.
Tôi hi vọng rằng sau 3 tháng, Phó Thủ tướng sẽ cùng với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế tìm ra giải pháp tối ưu nhất để phát triển Sơn Trà một cách hài hòa, bền vững, hiệu quả.
Hủy hoại Sơn Trà là một tội ác nhưng không đánh thức Sơn Trà thì phải chăng, cũng là tội lỗi?
- Bùi Hoàng Tám -
Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn phải là “cái dạ dày” để nuôi cơ thể. Hủy hoại Sơn Trà là một tội ác nhưng không đánh thức Sơn Trà thì phải chăng, cũng là tội lỗi?
Những ngày qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã vào Sơn Trà (Đà Nẵng) để trực tiếp nắm bắt tình hình, tìm giải pháp khả thi nhất cho bán đảo này. Việc làm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được dư luận hoan nghênh bởi nó xóa đi cái cung cách bàn giấy, duyệt dự án qua hồ sơ trong phòng máy lạnh.
Đặc biệt sau chuyến đi thị sát, Phó Thủ tướng đã yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động trên tất cả các dự án trong 3 tháng đã thể hiện sự cẩn trọng trước khi quyết định một vấn đề hệ trọng, không chỉ liên quan đến bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng mà còn là sự quan tâm của cả nước.
Với tư cách một nhà báo, xin gửi tới Phó Thủ tướng mấy suy nghĩ của cá nhân tôi.
Trước khi bày tỏ quan điểm, xin kể lại 4 sự việc mà người viết bài này đã trực tiếp tham gia, tất nhiên cũng với tư cách nhà báo.
Việc thứ nhất là cách đây gần 20 năm, khi triển khai dự án cáp treo Yên Tử, các nhà đầu tư và chính quyền Quảng Ninh đã gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối với đủ các lý do, nào là phá vỡ cảnh quan, hủy hoại di tích, động chạm cõi tâm linh. Song, câu hỏi đặt ra là không làm cáp treo thì làm gì để bảo vệ Đường Tùng và giải quyết nhu cầu chính đáng của hàng vạn phật tử, khách du lịch mỗi ngày, hàng trăm vạn du khách mỗi năm ngoài phương án xây dựng cáp treo? Giờ đây thì hiệu quả của tuyến cáp treo này như thế nào, chắc ai cũng biết. Đường Tùng đã “thoát chết” trong gang tấc, được bảo vệ.
Việc thứ hai, cùng thời điểm trên, có một dự án (hình như của Na Uy hay Đan Mạch) viện trợ để thay nước Hồ Tây “uống được”. Dự án này cũng vấp phải sự phản đối gay gắt, có Đại biểu Quốc hội còn cho rằng thay nước Hồ Tây “uống được” là vô nhân đạo vì “nước sinh hoạt còn thiếu” và cuối cùng thì Hồ Tây đến nay cơ bản đã “tử vong”, nước sinh hoạt thiếu vẫn thiếu.
Việc thứ ba là dự án thay nước hồ Gươm cũng không thực hiện được và giờ đây, Hồ Gươm thế nào chắc ai cũng biết. Số phận của Cụ Rùa truyền thuyết cuối cùng cũng “đã bỏ ta đi”.
Việc thứ tư, cách đây máy tháng, tôi có lên Fansipan, nóc nhà của Tổ quốc đã tận mắt chứng kiến sự hân hoan, kiêu hãnh và niềm hạnh phúc hiện lên trên gương mặt tất cả mọi người, nhất là các cụ già và em thơ. Một nhà thơ bạn vong niên của tôi ở tận miền cực Nam khi đứng dưới lá cờ ở nóc nhà Tổ quốc, gọi điện cho tôi đã bật khóc.
Tất nhiên, như hầu hết các dự án, khi triển khai, những nhà đầu tư đều vấp phải sự phản ứng quyết liệt và phải nhờ sự kiên quyết, công trình mới được thực hiện.
Từ những câu chuyện trên cho thấy vẫn là sự gian nan của bài toán muôn thủa: Bảo tồn – phát triển và ngược lại của ngành du lịch.
Trở lại với Sơn Trà, cá nhân tôi cho rằng cũng không ngoài “qui luật” này. Vấn đề ở đây là phải xử lý hài hòa giữa ba mối quan hệ: An ninh quốc phòng, môi trường và phát triển kinh tế.
Chúng ta không đổi an ninh quốc phòng hay môi trường lấy kinh tế nhưng cũng không coi nhẹ sự phát triển kinh tế bởi theo suy nghĩ của người viết bài này, với những gì đã và đang có, Đà Nẵng khó có con đường nào để lựa chọn ngoài du lịch và phát triển công nghệ cao. Trong khi thực trạng, phát triển công nghệ chưa hiệu quả.
Vì thế, việc khai thác Sơn Trà đối với Đà Nẵng là nhu cầu cần thiết để phát triển du lịch nhằm nâng cao đời sống cho người dân thành phố cũng như góp phần vào ngân sách quốc gia.
Sơn Trà có là kho vàng thì cũng phải khai thác, đưa vào sử dụng bởi nếu chôn dưới đất thì vàng khác gì đất dá. Có là “tiên nữ” thì cũng nên “đánh thức” để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước chứ không thể để “người đẹp ngủ trong rừng”. Sơn Trà không chỉ là “lá phổi xanh” mà còn phải là “cái dạ dày” để nuôi cơ thể.
Tôi hi vọng rằng sau 3 tháng, Phó Thủ tướng sẽ cùng với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế tìm ra giải pháp tối ưu nhất để phát triển Sơn Trà một cách hài hòa, bền vững, hiệu quả.
Hủy hoại Sơn Trà là một tội ác nhưng không đánh thức Sơn Trà thì phải chăng, cũng là tội lỗi?
- Bùi Hoàng Tám -