Hiển thị các bài đăng có nhãn Formosa. Hiển thị tất cả bài đăng
Tòa án Thượng thẩm Đài Loan tiếp tục bác đơn của gần 8.000 nạn nhân Formosa Hà Tĩnh
Sáng 17-4, đại diện Hội Công lý cho nạn nhân Formosa cùng với các tổ chức xã hội dân sự ở Đài Loan tổ chức họp báo trước Tòa án Thượng Thẩm ở Đài Bắc và tiếp tục nộp đơn cho Tối cao Pháp viện sau khi đơn kiện của gần 8.000 nạn nhân của công ty thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bị bác bỏ hôm 20-3-2020.
Công ty thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã xả chất thải ra biển gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam hồi tháng 4 năm 2016. Công ty này sau đó đã nhận trách nhiệm bồi thường cho Việt Nam là 500 triệu đô la. Tuy nhiên nhiều người dân trong vùng cho biết họ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn sau vụ việc, trong khi các chuyên gia về môi trường ở Việt Nam cho rằng sẽ mất rất nhiều năm nữa để môi trường biển các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể khôi phục lại sau thảm hoạ môi trường này.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, cố vấn của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa nói trong buổi họp báo như sau:
"Ngày 20 tháng 3 vừa qua Tòa án Tối cao của Đài Loan đã từ chối chấp nhận đưa cái vụ án này ra xét xử lý do họ nói là ở Việt Nam sẽ là cái nơi có phán quyết công bằng tốt nhất.
Nếu mà nói như vậy thì tòa án Đài Loan đã không đọc các cái văn bản của những người bị hại, bởi vì ở Việt Nam là một quốc gia theo chế độ Cộng sản.
Hành pháp, lập pháp và tư pháp đều bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khống chế thành ra không có một cái sự xét đoán nào mà nó công bằng."
Khẩu hiệu của những người đem đến buổi họp báo ngày hôm nay là "Đài Loan có thể giúp đỡ và Tòa án Đài Loan cũng vậy!"
Theo linh mục Nguyễn Văn Hùng, thời gian qua Đài Loan đã nhận được sự chú ý của dư luận quốc tế như một hình mẫu của việc chống dịch COVID-19 và họ đã gửi khẩu trang cho các nước với khẩu hiệu "Đài Loan có thể giúp đỡ!"
Cho nên, Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hy vọng Tối cao Pháp viện của Đài Loan sẽ đưa vụ án này ra xét xử và trả lại công bằng cho những người Việt Nam.
Luật sư Trương Dự Doãn, đại diện của nhóm luật sư trong vụ án này và là Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư Môi trường, nói rằng Tòa án Thượng thẩm vẫn bác bỏ đơn kiện và phán quyết là tòa án Đài Loan không có thẩm quyền quốc tế.
Lý do tòa án bác đơn hai lần, theo ông Trương là do cách làm việc bảo thủ của tòa án Đài Loan, không đem ra xét xử một vụ án xảy ra ở một nước khác mà do chính người Đài Loan đầu tư, gây thiệt hại và sự bảo thủ đó làm ảnh hưởng đến đến cái vụ kiện này.
Nhóm pháp lý hy vọng rằng Đài Loan có thể thực hiện đóng góp cho việc chống đại dịch COVID-19, và tòa án Đài Loan cũng có thể can đảm nhận trách nhiệm đối với các vụ kiện liên quan đến vi phạm nhân quyền xuyên quốc gia của chính các công ty quốc gia của họ.
Sau cuộc họp báo, Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hô khẩu hiệu và tuần hành đến Tòa án Tối cao của Đài Loan hy vọng trao bó hoa của những nạn nhân đã chuẩn bị cho đại diện của Tòa án nhưng không có ai ra nhận.
Luật sư Trương Dự Doãn cho biết, dự kiến trong vòng 10 ngày sẽ có câu trả lời từ Tối cao Pháp viện Đài Loan.
Công ty thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã xả chất thải ra biển gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung Việt Nam hồi tháng 4 năm 2016. Công ty này sau đó đã nhận trách nhiệm bồi thường cho Việt Nam là 500 triệu đô la. Tuy nhiên nhiều người dân trong vùng cho biết họ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn sau vụ việc, trong khi các chuyên gia về môi trường ở Việt Nam cho rằng sẽ mất rất nhiều năm nữa để môi trường biển các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể khôi phục lại sau thảm hoạ môi trường này.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, cố vấn của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa nói trong buổi họp báo như sau:
"Ngày 20 tháng 3 vừa qua Tòa án Tối cao của Đài Loan đã từ chối chấp nhận đưa cái vụ án này ra xét xử lý do họ nói là ở Việt Nam sẽ là cái nơi có phán quyết công bằng tốt nhất.
Nếu mà nói như vậy thì tòa án Đài Loan đã không đọc các cái văn bản của những người bị hại, bởi vì ở Việt Nam là một quốc gia theo chế độ Cộng sản.
Hành pháp, lập pháp và tư pháp đều bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khống chế thành ra không có một cái sự xét đoán nào mà nó công bằng."
Khẩu hiệu của những người đem đến buổi họp báo ngày hôm nay là "Đài Loan có thể giúp đỡ và Tòa án Đài Loan cũng vậy!"
Theo linh mục Nguyễn Văn Hùng, thời gian qua Đài Loan đã nhận được sự chú ý của dư luận quốc tế như một hình mẫu của việc chống dịch COVID-19 và họ đã gửi khẩu trang cho các nước với khẩu hiệu "Đài Loan có thể giúp đỡ!"
Cho nên, Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hy vọng Tối cao Pháp viện của Đài Loan sẽ đưa vụ án này ra xét xử và trả lại công bằng cho những người Việt Nam.
Luật sư Trương Dự Doãn, đại diện của nhóm luật sư trong vụ án này và là Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư Môi trường, nói rằng Tòa án Thượng thẩm vẫn bác bỏ đơn kiện và phán quyết là tòa án Đài Loan không có thẩm quyền quốc tế.
Lý do tòa án bác đơn hai lần, theo ông Trương là do cách làm việc bảo thủ của tòa án Đài Loan, không đem ra xét xử một vụ án xảy ra ở một nước khác mà do chính người Đài Loan đầu tư, gây thiệt hại và sự bảo thủ đó làm ảnh hưởng đến đến cái vụ kiện này.
Nhóm pháp lý hy vọng rằng Đài Loan có thể thực hiện đóng góp cho việc chống đại dịch COVID-19, và tòa án Đài Loan cũng có thể can đảm nhận trách nhiệm đối với các vụ kiện liên quan đến vi phạm nhân quyền xuyên quốc gia của chính các công ty quốc gia của họ.
Sau cuộc họp báo, Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hô khẩu hiệu và tuần hành đến Tòa án Tối cao của Đài Loan hy vọng trao bó hoa của những nạn nhân đã chuẩn bị cho đại diện của Tòa án nhưng không có ai ra nhận.
Luật sư Trương Dự Doãn cho biết, dự kiến trong vòng 10 ngày sẽ có câu trả lời từ Tối cao Pháp viện Đài Loan.
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/taiwan-supreme-court-rejected-appeal-by-8000-victims-of-formosa-04172020082822.html?fbclid=IwAR3S5eIDNoGRT2B_3Uf9YuU2fhRcHJEH4GR2YC3JyvGBGLKD7tABpC-guy0
ĐỪNG SỢ bắt đầu công chiếu ở miển Trung
Ngày 13-4 - 2019, Giáo xứ Mỹ Khánh chiếu bộ phim “Đừng Sợ” và bộ phim “ Những sự thật về vườn rau Lộc Hưng”.
Tham dự có hơn 1000 người giáo dân Mỹ Khánh, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của đông đảo anh chị em các giáo xứ bạn và cả sự hiện diện của anh chị em không cùng niềm tin tôn giáo.
Thông điệp của phim là những gì mà Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam muốn người dân hiểu rõ để sống và cầu nguyện một cách đặc biệt trong Tuần Thánh 2019 này!
Cùng ngày hôm đó, Giáo xứ Song Ngọc cũng tổ chức chiếu phim “ Đừng Sợ” để chia sẻ cùng giáo dân. Bộ phim ghi lại nhiều cảnh vật, sự kiện gần gũi với Song Ngọc nên đã tạo một sự xúc đông vô cùng lớn cho bà con.
Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết: Bộ phim đã làm sống lại những ngày tháng bi thương và phẫn uất, bất khuất và hào hùng của người dân miền Trung khi thảm hoạ cá chết xảy ra. Nhưng trên tất cả là sự cảm thương và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã can đảm dấn thân, bất chấp nguy hiểm để giúp đỡ bà con.
Nghị Viện Châu Âu gửi thư tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình
Ngày 1/2/2019, Nghị Viện Châu Âu đã gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với nội dung yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho anh Hoàng Đức Bình - là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường.
Dưới đây, Green Trees xin dịch nguyên văn văn bản của lá thư:
Chủ tịch nước đáng kính
Ông. Nguyễn Phú Trọng
Dinh Tổng Thống
Số 2 Hùng Vương, Ngoc Ho
Ba Dinh, Hanoi 118708
Fax : +844 437 335 256
Email : [email protected]
Brussels, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Thưa ông,
Là thành viên của Nghị viện Châu Âu, chúng tôi viết thư để bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi đối với tình hình của nhà hoạt động bảo vệ môi trường và quyền lao động Hoàng Đức Bình và tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi của anh trong nhà tù.
Hoàng Đức Bình, ngoài việc viết blog về thảm họa môi trường do Công ty thép Đài Loan Formosa Hà Tĩnh gây ra dọc bờ biển miền Trung Việt Nam vào tháng 4 năm 2016, anh cũng đã hợp tác chặt chẽ với cộng đồng Công giáo ở miền trung Việt Nam để hỗ trợ nạn nhân nhận bồi thường thiệt hại. Anh cũng là Phó chủ tịch của Phong trào Lao động Việt Nam độc lập.
Hoàng Đức Bình đã bị bắt vào tháng 5 năm 2017 và sau đó bị xét xử và kết án vào tháng 2 năm 2018 với 14 năm tù, theo các điều khoản của Điều 330 và 331 của Bộ luật Hình sự đối với tội “Chống lại người thi hành công vụ” và “Lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Các cáo buộc chống lại anh dường như tập trung vào các hoạt động của anh, tuy nhiên lại vi phạm những điều được bảo vệ theo các Điều 19 và 21 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Chúng tôi cũng muốn khuyến cáo về những phát hiện và khuyến nghị của Nhóm công tác Liên Hợp Quốc về giam giữ tùy tiện, trong đó coi việc giam giữ Hoàng Đức Bình là tùy tiện vào tháng 8 năm 2018.
Vì Liên minh Châu Âu và Việt Nam hiện đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do, việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản vẫn phải là một chuẩn mực chung. EVFTA cam kết Liên minh Châu Âu và Việt Nam tôn trọng và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc và quyền cơ bản như được quy định trong ICCPR.
Do đó, chúng tôi yêu cầu trả tự do Hoàng Đức Bình ngay lập tức và vô điều kiện; Chính phủ Việt Nam cung cấp và đảm bảo cụ thể rằng việc bồi thường thỏa đáng hoặc các khoản bồi thường khác sẽ được thực hiện theo yêu cầu của luật pháp quốc tế; và bắt đầu một cuộc điều tra với cảnh sát, tòa án, và các quan chức nhà tù chịu trách nhiệm về sự lạm dụng và ngược đãi ban đầu và liên tục với anh. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Hoàng Đức Bình được phép ở lại quê nhà, Việt Nam, và không bị buộc phải lưu vong như một điều kiện tiên quyết để được thả ra.
Trân trọng,
Barbara LOCHBIHLER (Greens/EFA)
Wajid KHAN (S&D)
Petras AUSTREVICIUS (ALDE)
Anne-Marie MINEUR (GuE)
Ana GOMES (S&D)
Karoline GRASWANDER-HAINZ (S&D)
Reinhard BÜTIKOFER (Greens/EFA)
David MARTIN (S&D)
Marietje SCHAAKE (ALDE)
Bản gốc:
Mr. Nguyen Phu Trọng
Presidential Palace
No 2 Hung Vuong Street, Ngoc Ho
Ba Dinh, Hanoi 118708
Fax : +844 437 335 256
Email : [email protected]
Brussels, 1 February 2019
Your Excellency,
as Members of the European Parliament, we are writing to express our deep concern over the situation of the environment and labor rights defender Hoang Duc Binh and his deteriorating health condition in prison.
In addition to his blogging on the environmental disaster caused by the Taiwanese steel company Formosa Ha Tinh along the Vietnamese central coast in April 2016, he has worked closely with the Catholic community in central Vietnam to assist victims to obtain compensation for damages. He was also the vice president of the independent Viet Labour Movement.
Hoang Duc Binh was arrested in May 2017 and later tried and sentenced in February 2018 to 14 years in prison, under charges of Article 330 and 331 of the Criminal Code for “Resisting a law enforcement officer in the performance of his/her official duties” and “Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state.” It is concerning that the charges against him appear to focus on his activities, among others, protected under articles 19 and 21 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which Vietnam is a State Party. We would also like to remind you of the findings and recommendations of the United Nations Working Group on Arbitrary Detention, which considered Hoang Duc Binh’s detention arbitrary in August 2018.
As the European Union and Vietnam are currently negotiating a Free Trade Agreement, the promotion and protection of fundamental rights must remain a common benchmark. The EVFTA commits the European Union and Vietnam to respect and effectively implement such principles and fundamental rights as provided in the ICCPR.
Therefore, we ask for Hoang Duc Binh to be immediately and unconditionally released, for the Government of Vietnam to provide concrete assurances that adequate compensation or other reparations will be made as required under international law, and for the initiation of an investigation into the police, court, and prison officials responsible for his initial and ongoing abuse and mistreatment. We would also like to highlight the importance for Hoang Duc Binh to be allowed to remain inside his home country, Vietnam, and not forced into exile as a precondition for his release.
Sincerely,
Barbara LOCHBIHLER (Greens/EFA)
Wajid KHAN (S&D)
Petras AUSTREVICIUS (ALDE)
Anne-Marie MINEUR (GuE)
Ana GOMES (S&D)
Karoline GRASWANDER-HAINZ (S&D)
Reinhard BÜTIKOFER (Greens/EFA)
David MARTIN (S&D) Marietje SCHAAKE (ALDE)
Bộ TN&MT thông tin về kết quả quan trắc khí thải do chính Formosa cung cấp
Bụi kim loại được người dân Hà Tĩnh quay lại- Nguồn tại fb: Hà Tĩnh Quê Mình
( Click vào link sau nếu bạn không xem được clip: https://www.facebook.com/hatinhqueminh.38/videos/2086831021598117/ )
Nhà dân quét ra đầy bụi kim loại từ Formosa - Nguồn tại fb: Hà Tĩnh Quê Mình
(Click vào link sau nếu bạn không xem được https://www.facebook.com/hatinhqueminh.38/videos/2086746671606552/ )
Công nhân tại FHS quay lại cảnh xả khói bụi kim loại - Nguồn fb Huan Tran
( Click vào link sau nếu không xem được clip trên: https://www.facebook.com/tuvuotnguc.mt/posts/10156622657439222 )
Theo như phía Bộ TN&MT công bố thì thực hiện Quyết định số 2604/QĐ-BTNMT ngày 9/11/2016 bộ này đã phê duyệt nguyên tắc, lộ trình khắc phục các tồn tại, vi phạm về bảo vệ môi trường và kế hoạch giám sát môi trường, đến tháng 3/2017,Formosa đã hoàn thành lắp đặt thiết bị xử lý và quan trắc tự động, liên tục khí thải với 8 thông số ( Lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2, bụi, SO2, NOx và CO ) cho 20 ống khói và truyền dữ liệu trực tiếp về Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT và Sở TN&MT tỉnh Hà TĨnh để theo dõi, giám sát 24/24 giờ. Bên cạnh đó, FHS cũng đã xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó các sự cố về khí thải, cụ thể: thiết lập chế độ cảnh báo khi nồng độ các thông số môi trường quan trắc đạt đến mức bằng 80% của ngưỡng giá trị quy chuẩn kỹ thuật cho phép thì thực hiện ngay việc điều chỉnh nhiên liệu đốt hoặc điều chỉnh quy trình vận hành để giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải.
Đặc biệt Bộ TN&MT công bố kết quả theo dõi giám sát dữ liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục của FHS trong thời gian qua luôn đạt và đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép. Và Bộ TN&MT cũng cho biết thêm từ tháng 5/2017 theo yêu cầu của Bộ TN&MT mà FHS đã hoàn thành bảng tin công khai dữ liệu quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục đặt tại Cổng của trụ sở FHS, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Do vậy, mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận số liệu để cùng theo dõi, giám sát quy định.
Tới đây thì nhóm chúng tôi xin được đưa ra những nhận định và phân tích như sau để mọi người có cách nhìn nhận đa chiều hơn. Vì thực tế chúng tôi đã tới tỉnh Vân Lâm ở Đài Loan và chứng kiến hoạt động của nhà máy FHS ở đó, cũng đã được nhìn những trạm quan trắc do cty này đặt tại các điểm, cũng đã chứng kiến việc họ đầu tư xây dựng quảng bá hình ảnh họ đẹp đẽ và chứng mình chất thải không độc hại với môi trường biển như thế nào.
Khi FHS tại Đài Loan hoạt động sau 5 năm thì bắt đầu xuất hiện những làng ung thư và số lượng người chết tăng đột biến, FHS đã khôn khéo tự đề xuất với Chính Phủ rằng họ sẽ lập ra các trạm quan trắc về khí thải và nước thải mục đích để nhằm xoa dịu đi cơn giận dữ từ phía người dân. Sau đó, tất cả các kết quả quan trắc tự động này luôn đưa ra rằng FHS đạt chuẩn quy định và đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép. Nhưng trên thực tế thì người dân chết vì ung thư tại những tỉnh gần nhà máy càng ngày càng tăng cao, người dân giải thích bởi khí thải từ nhà máy này.
Đặc biệt Bộ TN&MT công bố kết quả theo dõi giám sát dữ liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục của FHS trong thời gian qua luôn đạt và đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép. Và Bộ TN&MT cũng cho biết thêm từ tháng 5/2017 theo yêu cầu của Bộ TN&MT mà FHS đã hoàn thành bảng tin công khai dữ liệu quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục đặt tại Cổng của trụ sở FHS, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Do vậy, mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận số liệu để cùng theo dõi, giám sát quy định.
Tới đây thì nhóm chúng tôi xin được đưa ra những nhận định và phân tích như sau để mọi người có cách nhìn nhận đa chiều hơn. Vì thực tế chúng tôi đã tới tỉnh Vân Lâm ở Đài Loan và chứng kiến hoạt động của nhà máy FHS ở đó, cũng đã được nhìn những trạm quan trắc do cty này đặt tại các điểm, cũng đã chứng kiến việc họ đầu tư xây dựng quảng bá hình ảnh họ đẹp đẽ và chứng mình chất thải không độc hại với môi trường biển như thế nào.
Khi FHS tại Đài Loan hoạt động sau 5 năm thì bắt đầu xuất hiện những làng ung thư và số lượng người chết tăng đột biến, FHS đã khôn khéo tự đề xuất với Chính Phủ rằng họ sẽ lập ra các trạm quan trắc về khí thải và nước thải mục đích để nhằm xoa dịu đi cơn giận dữ từ phía người dân. Sau đó, tất cả các kết quả quan trắc tự động này luôn đưa ra rằng FHS đạt chuẩn quy định và đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép. Nhưng trên thực tế thì người dân chết vì ung thư tại những tỉnh gần nhà máy càng ngày càng tăng cao, người dân giải thích bởi khí thải từ nhà máy này.
Các bể cá được cho là sống tốt trong môi trường nước thải ra biển của nhà máy ( Ảnh: Sola)
Phòng trưng bày giới thiệu về FHS tại Đài Loan ( Ảnh: Sola )
Từ những gì chúng tôi nhìn thấy FHS Đài Loan sau khi đi một vòng xem cơ ngơi và quy mô của nhà máy lớn như thế nào,chúng tôi tới khu phòng trưng bày nơi có nhiều bể chứa nuôi cá biển và được chú thích rõ ràng rằng cá biển này đang sống trong các bể chứa nước thải của nhà máy và chúng hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, ngay sau đó chúng tôi ra xe và chạy thẳng xe ra khu vực vùng biển bao quanh nhà máy này thì cảnh tượng mà chúng tôi ám ảnh mãi đó là biển bốc mùi hôi thối và biến thành sình lầy chứ không phải là biển.
Vậy quay trở lại với vấn đề FHS tại Việt Nam, FHS cũng đang đặt những trạm quan trắc tự động và có hẳn những bảng tin công khai dữ liệu quan trắc nước thải, khí thải tại cổng của trụ sở FHS, Kỳ Anh, Hà Tĩnh kết quả có thực sự đáng tin hay không? Đây là câu hỏi chúng tôi đặt ra cho Chính Phủ và Bộ TN&MT , cần cân nhắc cẩn thận vì tính mạng của hàng triệu người dân và sự an nguy của sự tàn phá môi trường. Chính Phủ và Bộ TN&MT cần thành lập ngay những trạm quan trắc tại 4 tỉnh miền Trung ( Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ) để cảnh báo môi trường biển và không khí xung quanh khu vực hoạt động của FHS và công bố lộ trình thời gian hoàn thành cho người dân biết cụ thể để người dân giám sát.
Sola
Hiểu về thảm họa môi trường biển miền Trung trong 10 phút
Hôm nay là ngày 6/4/2018, ngày mà cách đây 2 năm trước người dân Việt Nam, và đặc biệt là bốn tỉnh miền Trung chịu thảm hoạ môi trường khủng khiếp đến từ Công ty Formosa Việt Nam.
Hẳn mọi người còn nhớ, sự sôi sục tức giận diễn ra khắp mọi nơi, từ mạng xã hội tới quán cafe, tới từng ngõ hẻm, ai cũng nhắc tới. Hàng triệu người dân kêu cứu, người người xuống đường biểu tình để rồi phải chịu sự đàn áp của chính Chính phủ Việt Nam. Họ đã đánh đập, bắt bớ những kẻ dám phẫn nộ, những kẻ dám lên tiếng. Máu đã chảy, có người chết, có người đi tù, và cả những người phải trốn đi biệt xứ...
Có lẽ, giờ không phải là lúc kể lại câu chuyện mà chẳng có ai có thể quên. Nhưng trách nhiệm của mỗi chúng ta là tưởng niệm, tưởng niệm cho những vùng biển chết, tri ân những người đã bất chấp tất cả để đứng lên bảo vệ môi trường, đòi sự công bằng cho người dân như Hoàng Bình, Bạch Hồng Quyền... và rất nhiều những người khác!
Đừng bao giờ quên những tháng ngày này, vì vẫn còn đó sự ô nhiễm chưa qua đi, vẫn còn đó kẻ thủ ác đang tiếp tục xả thải ra môi trường, còn đó những người dân khốn khổ!
Gửi tới mọi người bản báo cáo tóm tắt lại quá trình và diễn biến từ khi thảm họa môi trường xẩy ra cho tới nay qua file đính kèm:
Formosa lặp lại trò lừa đảo trên biển Việt
Để xử lý lượng xỉ khổng lồ lên đến hàng chục triệu m3 trong quá trình luyện thép, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã hoàn tất được việc xây một hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu tấn.
Còn ngoài biển họ xây những kè bằng bê tông cao, họ tuyên truyền về việc phát huy tính hiệu quả chắn các độc tố từ rác thải của nhà máy với người dân địa phương tại đây.
Tại Đài Loan, sau khi nhà máy Formosa bắt đầu chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998. Chỉ sau 5 năm hoạt động đã gây ra hàng loạt các thảm họa môi trường biển, hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái và các loài động vật. Thêm 5 năm sau đó, thì xuất hiện hàng loạt những ngôi làng ung thư thuộc các xã như Đài Tây, Đông Thế, Luân Bội, Tứ Hồ, Bao Trung và Mạch Liêu.
Hàng trăm, hàng nghìn cuộc biểu tình tại Đài Loan diễn ra trong suốt 20 năm để phản đối nhà máy Formosa đang hàng giờ hủy diệt mầm sống tại đó. Với tham vọng không dừng Formosa đã luôn tìm mọi cách thức để lừa đảo và mị dân. Trong khuôn viên nhà máy, họ xây dựng khu trưng bầy những hình ảnh và phòng thí nghiệm chứng mình nước xả thải của họ đạt tiêu chuẩn và không hại tới các loài sinh vật biển.
Hàng trăm, hàng nghìn cuộc biểu tình tại Đài Loan diễn ra trong suốt 20 năm để phản đối nhà máy Formosa đang hàng giờ hủy diệt mầm sống tại đó. Với tham vọng không dừng Formosa đã luôn tìm mọi cách thức để lừa đảo và mị dân. Trong khuôn viên nhà máy, họ xây dựng khu trưng bầy những hình ảnh và phòng thí nghiệm chứng mình nước xả thải của họ đạt tiêu chuẩn và không hại tới các loài sinh vật biển.
Còn ngoài biển họ xây những kè bằng bê tông cao, họ tuyên truyền về việc phát huy tính hiệu quả chắn các độc tố từ rác thải của nhà máy với người dân địa phương tại đây.
Hình ảnh: Chụp những bờ kè tại khu vực nhà máy Formosa Đài Loan ( Sola )
Khi phỏng vấn ông Liou, một người dân sống tại đó. Ông Liou nói: " Không một ai trong chúng tôi tin vào những gì Formosa tuyên bố, và càng không tin vào những cái kè chắn đó. Chưa nhắc tới các yếu tố thời tiết như mưa bão, chỉ cần nói tới các dòng chảy dưới biển, làm sao Formosa dám khẳng định nó an toàn tuyệt đối". Và thực tế đã chứng minh, sau hơn 20 năm hoạt động với kè và lời hứa hẹn thì biển Đài Loan giờ chỉ là bùn độc và bốc mùi hôi thối.
Chính Phủ Đài Loan dưới sức ép của các tổ chức dân sự cũng như người dân đã siết chặt tất cả các dự án có tác động xấu tới môi trường. Và thế là Formosa không thể nào tác động tới Chính Phủ Đài Loan để có cấp phép mở rộng nhà máy. Formosa bắt đầu chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á, nơi có những quốc gia nghèo, đang phát triển với tiêu chuẩn cấp phéo thấp, mong muốn hút nguồn vốn đầu tư. Và Việt Nam là một trong những quốc gia được nhắm tới.
Tại Việt Nam, một đất nước với hệ thống pháp luật lỏng lẻo, đội ngũ quan chức tham nhũng lớn, đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của Formosa cùng bản hợp đồng thuê đất lên tới 70 năm. Sau hơn một năm từ khi Formosa gây ra thảm họa trên biển miền Trung, kinh tế Việt Nam sụt giảm mạnh vì đánh mất đi nguồn thu từ biển. Đi kèm theo đó là nạn thất nghiệp, hàng loạt doanh nghiệp lao đao trong vô vọng. Nhưng mọi chuyện dường như chưa chấm dứt, người dân Việt Nam một lần nữa phải bàng hoàng trước thông tin để xử lí lượng xỉ khổng lồ lên đến hàng chục triệu m3 trong quá trình luyện thép, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty Formosa) đã hoàn tất được việc xây một hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu tấn.
Một lần nữa, những lời hứa hẹn tại Đài Loan được lặp lại ở Việt Nam khi xây dựng những cái kè: "Bãi chứa xỉ này áp dụng theo công nghệ đã được sử dụng thành công trên thế giới, đảm bảo không gây ô nhiễm đối với môi trường nước biển. Trong bãi xỉ lấn biển được xây dựng đảm bảo không làm ô nhiễm nước biển. Bãi xỉ lấn biển này có đê bê tông và lưới lọc nước xung quanh, nước mưa không thể trần qua bãi xỉ vì đê có độ cao hơn 6m”.( Nguồn từ Tiền Phong)
Ông Hoàng Văn Thức- Phó tổng cục trưởng tổng cục Môi Trường- Bộ TN&MT nói: "Ông mong muốn xã hội có cái nhìn rộng lượng hơn với Formosa và tin tưởng vào các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong vấn đề môi trường Formosa. Trong trường hợp Formosa có biểu hiện gian dối trong đổ xỉ thải, trong sản xuất công nghiệp có bộ quy chuẩn, để cho ra một tấn sản phẩm thì sẽ có bao nhiêu rác thải, trong đó có con số rác thải độc hại và rác thải thông thường. Định kỳ sẽ có kiểm tra, thanh tra, nếu có gian dối sẽ bị phát hiện xử lý ngay." ( Nguồn từ Tiền Phong)
Nhưng thiết nghĩ, việc ông Thức kêu gọi người dân tin tưởng Formosa, phải chăng ông đã quá lạc quan và đặt nhiều niềm tin cho Formosa. Chúng tôi chỉ muốn nói, hãy nhìn sang Đài Loan, hãy nhìn vào những gì mà người dân họ đã và đang phải gánh chịu từ hậu quả trong quá khứ. Họ đã quá thấm với những chiêu trò lừa đảo và sự dối trá trong tuyên truyền của Nhà máy Formosa. Đây là lúc các Bộ và Chính phủ Việt Nam cần tỉnh táo và không đưa ra thêm những quyết định mang tính chất hủy diệt môi trường, sự tồn của con người cũng sẽ không còn.
Green Trees ( Sola )
Khi phỏng vấn ông Liou, một người dân sống tại đó. Ông Liou nói: " Không một ai trong chúng tôi tin vào những gì Formosa tuyên bố, và càng không tin vào những cái kè chắn đó. Chưa nhắc tới các yếu tố thời tiết như mưa bão, chỉ cần nói tới các dòng chảy dưới biển, làm sao Formosa dám khẳng định nó an toàn tuyệt đối". Và thực tế đã chứng minh, sau hơn 20 năm hoạt động với kè và lời hứa hẹn thì biển Đài Loan giờ chỉ là bùn độc và bốc mùi hôi thối.
Chính Phủ Đài Loan dưới sức ép của các tổ chức dân sự cũng như người dân đã siết chặt tất cả các dự án có tác động xấu tới môi trường. Và thế là Formosa không thể nào tác động tới Chính Phủ Đài Loan để có cấp phép mở rộng nhà máy. Formosa bắt đầu chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á, nơi có những quốc gia nghèo, đang phát triển với tiêu chuẩn cấp phéo thấp, mong muốn hút nguồn vốn đầu tư. Và Việt Nam là một trong những quốc gia được nhắm tới.
Tại Việt Nam, một đất nước với hệ thống pháp luật lỏng lẻo, đội ngũ quan chức tham nhũng lớn, đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của Formosa cùng bản hợp đồng thuê đất lên tới 70 năm. Sau hơn một năm từ khi Formosa gây ra thảm họa trên biển miền Trung, kinh tế Việt Nam sụt giảm mạnh vì đánh mất đi nguồn thu từ biển. Đi kèm theo đó là nạn thất nghiệp, hàng loạt doanh nghiệp lao đao trong vô vọng. Nhưng mọi chuyện dường như chưa chấm dứt, người dân Việt Nam một lần nữa phải bàng hoàng trước thông tin để xử lí lượng xỉ khổng lồ lên đến hàng chục triệu m3 trong quá trình luyện thép, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty Formosa) đã hoàn tất được việc xây một hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu tấn.
Một lần nữa, những lời hứa hẹn tại Đài Loan được lặp lại ở Việt Nam khi xây dựng những cái kè: "Bãi chứa xỉ này áp dụng theo công nghệ đã được sử dụng thành công trên thế giới, đảm bảo không gây ô nhiễm đối với môi trường nước biển. Trong bãi xỉ lấn biển được xây dựng đảm bảo không làm ô nhiễm nước biển. Bãi xỉ lấn biển này có đê bê tông và lưới lọc nước xung quanh, nước mưa không thể trần qua bãi xỉ vì đê có độ cao hơn 6m”.( Nguồn từ Tiền Phong)
Ông Hoàng Văn Thức- Phó tổng cục trưởng tổng cục Môi Trường- Bộ TN&MT nói: "Ông mong muốn xã hội có cái nhìn rộng lượng hơn với Formosa và tin tưởng vào các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong vấn đề môi trường Formosa. Trong trường hợp Formosa có biểu hiện gian dối trong đổ xỉ thải, trong sản xuất công nghiệp có bộ quy chuẩn, để cho ra một tấn sản phẩm thì sẽ có bao nhiêu rác thải, trong đó có con số rác thải độc hại và rác thải thông thường. Định kỳ sẽ có kiểm tra, thanh tra, nếu có gian dối sẽ bị phát hiện xử lý ngay." ( Nguồn từ Tiền Phong)
Nhưng thiết nghĩ, việc ông Thức kêu gọi người dân tin tưởng Formosa, phải chăng ông đã quá lạc quan và đặt nhiều niềm tin cho Formosa. Chúng tôi chỉ muốn nói, hãy nhìn sang Đài Loan, hãy nhìn vào những gì mà người dân họ đã và đang phải gánh chịu từ hậu quả trong quá khứ. Họ đã quá thấm với những chiêu trò lừa đảo và sự dối trá trong tuyên truyền của Nhà máy Formosa. Đây là lúc các Bộ và Chính phủ Việt Nam cần tỉnh táo và không đưa ra thêm những quyết định mang tính chất hủy diệt môi trường, sự tồn của con người cũng sẽ không còn.
Green Trees ( Sola )
Formosa và Nhiệt điện Vĩnh Tân coi biển Việt Nam là bãi rác thải
Biển có phải bãi rác công cộng không mà Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Nhiệt điện Vĩnh Tân đổ 1,5 triệu m3 bùn thải xuống biển Tuy Phong, gần khu bảo tồn sinh vật biển Hòn Cau.
Nguồn internet mang tính chất minh họa
Biển là một phần không thể tách rời của cuộc sống nhân loại, trên thế giới các tổ chức NGOs đang phải đua nhau đưa ra các giải pháp cố gắng tìm cách làm sạch biển hay duy trì bảo tồn những loài động vật biển quý hiếm. Còn tại Việt Nam, người dân cả nước chưa kịp hoàng hồn với nhát chém mang tên Formosa gây ra cho bốn tỉnh miền Trung thì nay thêm thông tin rằng 1,5 triệu m3 bùn được Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ký phép cho đổ thẳng xuống biển Tuy Phong.
Biển còn là nguồn sống của hàng chục triệu ngư dân, gắn liền đời sống của cả đất nước. Chưa kể đến chiến lược kinh tế biển của Đảng cộng sản Việt Nam cũng xác định tới 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp hơn 50% GDP cả nước. Chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.260 km, xếp thứ 32 trên tổng số 156 nước có bờ biển. Độ dài bờ biển chỉ dạng trung bình, bù lại Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, thừa sức sánh vai cùng thế giới. Từ khi đổi mới, du lịch Việt Nam phát triển và đi lên từ biển. Cho đến hôm nay, du lịch Việt Nam chủ đạo vẫn là biển.
Vì nhiều lý do, nhất là vì nghèo đói, biển Việt Nam bị bạc đãi. Bao đời nay, biển là bãi chứa rác thải của tàu thuyền và cư dân ven bờ, âm thầm mà nhức nhối, từ năm này qua năm khác. Gần đây, biển đau đớn và có nhiều người đã gọi là “ biển chết” vì chất thải công nghiệp thi nhau đổ xuống biển. Không chỉ rác thải thông thường dễ phân hủy mà toàn hóa chất độc hại, hủy diệt môi trường. Biển chết, các sinh vật biển, nguồn sống của con người bị diệt chủng kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường.
Tháng 9/2016, tôi có dịp tới Taiwan du lịch và sự tò mò tiếp cận nhà máy Formosa đã thôi thúc tôi đi tìm hiểu về nó. Oái ăm thay, “Formosa” vốn có nghĩa là “xinh đẹp” lại trở thành biểu tượng của sự chết chóc. Formosa ở Đài Loan gây ô nhiễm tại Đài Trung, trong suốt hơn 20 năm tồn tại nó đã làm biến mất hoàn toàn dòng sông Trạc Thủy vì hút nước làm mát nhà máy. Nơi xưa kia người dân bắt cá và mưu sinh giờ chỉ là cánh đồng cỏ dại mọc chạy dài. Những cái chết vì mắc các căn bệnh ung, nhiều làng tại Đài Trung giờ bị bỏ hoang.
Biển là một phần không thể tách rời của cuộc sống nhân loại, trên thế giới các tổ chức NGOs đang phải đua nhau đưa ra các giải pháp cố gắng tìm cách làm sạch biển hay duy trì bảo tồn những loài động vật biển quý hiếm. Còn tại Việt Nam, người dân cả nước chưa kịp hoàng hồn với nhát chém mang tên Formosa gây ra cho bốn tỉnh miền Trung thì nay thêm thông tin rằng 1,5 triệu m3 bùn được Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ký phép cho đổ thẳng xuống biển Tuy Phong.
Biển còn là nguồn sống của hàng chục triệu ngư dân, gắn liền đời sống của cả đất nước. Chưa kể đến chiến lược kinh tế biển của Đảng cộng sản Việt Nam cũng xác định tới 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp hơn 50% GDP cả nước. Chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.260 km, xếp thứ 32 trên tổng số 156 nước có bờ biển. Độ dài bờ biển chỉ dạng trung bình, bù lại Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp, thừa sức sánh vai cùng thế giới. Từ khi đổi mới, du lịch Việt Nam phát triển và đi lên từ biển. Cho đến hôm nay, du lịch Việt Nam chủ đạo vẫn là biển.
Vì nhiều lý do, nhất là vì nghèo đói, biển Việt Nam bị bạc đãi. Bao đời nay, biển là bãi chứa rác thải của tàu thuyền và cư dân ven bờ, âm thầm mà nhức nhối, từ năm này qua năm khác. Gần đây, biển đau đớn và có nhiều người đã gọi là “ biển chết” vì chất thải công nghiệp thi nhau đổ xuống biển. Không chỉ rác thải thông thường dễ phân hủy mà toàn hóa chất độc hại, hủy diệt môi trường. Biển chết, các sinh vật biển, nguồn sống của con người bị diệt chủng kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường.
Tháng 9/2016, tôi có dịp tới Taiwan du lịch và sự tò mò tiếp cận nhà máy Formosa đã thôi thúc tôi đi tìm hiểu về nó. Oái ăm thay, “Formosa” vốn có nghĩa là “xinh đẹp” lại trở thành biểu tượng của sự chết chóc. Formosa ở Đài Loan gây ô nhiễm tại Đài Trung, trong suốt hơn 20 năm tồn tại nó đã làm biến mất hoàn toàn dòng sông Trạc Thủy vì hút nước làm mát nhà máy. Nơi xưa kia người dân bắt cá và mưu sinh giờ chỉ là cánh đồng cỏ dại mọc chạy dài. Những cái chết vì mắc các căn bệnh ung, nhiều làng tại Đài Trung giờ bị bỏ hoang.
Sau khi chính phủ mới được thành lập tại Taiwan bàn tay thao túng của Formosa đã không thể che hết bầu trời, Formosa buộc phải bồi thường mỗi tháng 650 USD/người cho hàng chục ngàn dân vùng ô nhiễm, vẫn không từ bỏ tham vọng mở rộng đế chế luyện thép vì những món lợi kếch xù. Không thể bành trướng xuống Cao Hùng như dự kiến vì người Đài Loan kịch liệt phản đối, Formosa thò vòi bạch tuộc vào Hà Tĩnh, Việt Nam.
Biển Hà Tĩnh và vùng phụ cận sau hơn một năm, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi trường này sẽ khiến toàn bộ hệ sinh thái khu vực biển miền Trung bị hủy hoại nghiêm trọng và mất vài chục cho đến hàng trăm năm mới có thể khôi phục được. Theo một phóng sự ngắn của báo Dân Việt và Sài Gòn Giải Phóng, rặng san hô trên vùng biển của tỉnh Quảng Bình đã bị hủy hoại hoàn toàn. Chưa có một đảm bảo về tính khoa học nào rằng biển đã an toàn trừ những phát ngôn không có cơ sở của một số lãnh đạo như ông Trương Hòa Bình, Mai Tiến Dũng.
Khách tới những địa điểm du lịch đa phần là khách địa phương, khách bình dân; còn khách du lịch đúng nghĩa, khách Tây vẫn biệt tăm. Họ nghi ngờ những người đã cho phép Formosa xả thải vì cho là không độc hại hoặc biết là độc hại nhưng vẫn nhắm mắt đồng ý vì tư lợi. Tại sao không mời cơ quan độc lập về môi trường quốc tế công bố để đảm bảo khách quan và chính xác? Tại sao những tổ chức về môi trường lớn như Green Peace khi muốn hoạt động tại Việt Nam lại không được chào đón hay tạo mọi điều kiện cấp phép hoạt động.
Những người yêu biển chưa nguôi nỗi đau mang tên Formosa nay lại được bồi thêm nhát chém mang tên Vĩnh Tân ở Tuy Phong, Bình Thuận. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép đổ 1,5 triệu mét khối bùn thải xuống biển Tuy Phong, gần khu bảo tồn sinh vật biển Hòn Cau. Lại còn chống chế và ngụy biện bằng mỹ từ “vật chất” chứ không phải là bùn thải. Nếu dùng được, không ai ngu gì đổ bỏ. Số bùn thải này, nếu vô hại, có thể làm thêm được mấy đảo nổi ở Trường Sa. Hòn Cau, còn gọi là Cù Lao Câu, cách bờ 10 km, là một trong 16 khu bảo tồn sinh vật biển của Việt Nam. Đây là đảo không có người ở và có thể bắt cá bằng tay với dụng cụ thô sơ, một trong những vùng biển đẹp nhất của Việt Nam.
Nên nhớ, mới Vĩnh Tân 1 và chỉ giai đoạn đầu đã đổ 1,5 triệu mét khối bùn thải xuống biển. Không chỉ hủy diệt môi trường mà còn thay đổi hệ sinh thái và hải lộ vận chuyển xuyên Việt. Vĩnh Tân có 4 nhà máy 1, 2, 3, 4 thì 3/4 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu và chủ đầu tư 1 nhà máy. Trước đây, dù chưa vận hành, Vĩnh Tân đã bị ngư dân Tuy Phong nhiều lần phản đối vì bụi xỉ làm ô nhiễm môi trường sống. Số bùn thải này đổ lên bờ đã khủng khiếp và không thể xử lý, nỡ nào đổ xuống biển.. Biển đang giãy chết còn lòng dân đang dậy sóng. Thay cho nhiệt điện than, sao không làm điện gió hoặc điện mặt trời vốn là thế mạnh của vùng đất thiếu nước ngọt, thừa nắng và dư gió này?
Có cảm giác Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan gác cửa môi trường sống của Việt Nam đang làm ngược với chức năng của mình. Các mức kỷ luật của Bộ trong vụ Formosa vẫn chưa đủ sức cảnh báo và răn đe những hành vi tương tự. Nếu mọi người dân trên cả nước cùng đồng lòng,cùng lên tiếng đề nghị Thủ tướng cho dừng ngay các dự án nhiệt điện than Vĩnh Tân và hành vi đổ rác thải độc hại ra biển thì chắc chắn chúng ta sẽ cứu biển thành công. Các nhà khoa học chân chính và những ai yêu biển hãy cùng nhau góp tiếng nói để chặn đứng những dự án hủy diệt môi trường. Thiệt hại về tiền bạc còn có thể bù đắp nhưng về môi trường sống thì không thể. Muộn vẫn còn hơn không. Hãy làm hết khả năng của lương tâm con người.
Biển Hà Tĩnh và vùng phụ cận sau hơn một năm, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi trường này sẽ khiến toàn bộ hệ sinh thái khu vực biển miền Trung bị hủy hoại nghiêm trọng và mất vài chục cho đến hàng trăm năm mới có thể khôi phục được. Theo một phóng sự ngắn của báo Dân Việt và Sài Gòn Giải Phóng, rặng san hô trên vùng biển của tỉnh Quảng Bình đã bị hủy hoại hoàn toàn. Chưa có một đảm bảo về tính khoa học nào rằng biển đã an toàn trừ những phát ngôn không có cơ sở của một số lãnh đạo như ông Trương Hòa Bình, Mai Tiến Dũng.
Khách tới những địa điểm du lịch đa phần là khách địa phương, khách bình dân; còn khách du lịch đúng nghĩa, khách Tây vẫn biệt tăm. Họ nghi ngờ những người đã cho phép Formosa xả thải vì cho là không độc hại hoặc biết là độc hại nhưng vẫn nhắm mắt đồng ý vì tư lợi. Tại sao không mời cơ quan độc lập về môi trường quốc tế công bố để đảm bảo khách quan và chính xác? Tại sao những tổ chức về môi trường lớn như Green Peace khi muốn hoạt động tại Việt Nam lại không được chào đón hay tạo mọi điều kiện cấp phép hoạt động.
Những người yêu biển chưa nguôi nỗi đau mang tên Formosa nay lại được bồi thêm nhát chém mang tên Vĩnh Tân ở Tuy Phong, Bình Thuận. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép đổ 1,5 triệu mét khối bùn thải xuống biển Tuy Phong, gần khu bảo tồn sinh vật biển Hòn Cau. Lại còn chống chế và ngụy biện bằng mỹ từ “vật chất” chứ không phải là bùn thải. Nếu dùng được, không ai ngu gì đổ bỏ. Số bùn thải này, nếu vô hại, có thể làm thêm được mấy đảo nổi ở Trường Sa. Hòn Cau, còn gọi là Cù Lao Câu, cách bờ 10 km, là một trong 16 khu bảo tồn sinh vật biển của Việt Nam. Đây là đảo không có người ở và có thể bắt cá bằng tay với dụng cụ thô sơ, một trong những vùng biển đẹp nhất của Việt Nam.
Nên nhớ, mới Vĩnh Tân 1 và chỉ giai đoạn đầu đã đổ 1,5 triệu mét khối bùn thải xuống biển. Không chỉ hủy diệt môi trường mà còn thay đổi hệ sinh thái và hải lộ vận chuyển xuyên Việt. Vĩnh Tân có 4 nhà máy 1, 2, 3, 4 thì 3/4 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu và chủ đầu tư 1 nhà máy. Trước đây, dù chưa vận hành, Vĩnh Tân đã bị ngư dân Tuy Phong nhiều lần phản đối vì bụi xỉ làm ô nhiễm môi trường sống. Số bùn thải này đổ lên bờ đã khủng khiếp và không thể xử lý, nỡ nào đổ xuống biển.. Biển đang giãy chết còn lòng dân đang dậy sóng. Thay cho nhiệt điện than, sao không làm điện gió hoặc điện mặt trời vốn là thế mạnh của vùng đất thiếu nước ngọt, thừa nắng và dư gió này?
Có cảm giác Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan gác cửa môi trường sống của Việt Nam đang làm ngược với chức năng của mình. Các mức kỷ luật của Bộ trong vụ Formosa vẫn chưa đủ sức cảnh báo và răn đe những hành vi tương tự. Nếu mọi người dân trên cả nước cùng đồng lòng,cùng lên tiếng đề nghị Thủ tướng cho dừng ngay các dự án nhiệt điện than Vĩnh Tân và hành vi đổ rác thải độc hại ra biển thì chắc chắn chúng ta sẽ cứu biển thành công. Các nhà khoa học chân chính và những ai yêu biển hãy cùng nhau góp tiếng nói để chặn đứng những dự án hủy diệt môi trường. Thiệt hại về tiền bạc còn có thể bù đắp nhưng về môi trường sống thì không thể. Muộn vẫn còn hơn không. Hãy làm hết khả năng của lương tâm con người.
Green Trees (Sola)
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 2
APP photo
1. Tiến trình bồi thường chậm chạp, gặp nhiều sự phản đối của người dân
Ngày 30/06, Chính phủ tuyên bố nhận 500 triệu đô la tiền bồi thường từ Formosa và chi trả cho người dân trong tháng 8. Đến 1.9, Chính phủ lại trả lời sẽ hoàn thành bồi thường trong tháng 10. Đến hôm nay, lời hứa chuyển sang tháng 6/2017. Ngày 11/10/2016, Bộ Tài chính cho biết đã chuyển 3000 tỷ cho các địa phương đền bù cho dân. Ngày 8/2/2017, Bộ Tài chính chuyển tiếp 1680 tỷ đồng cho đợt 2. Tổng cộng đã chi 4680 tỷ đồng trong số 11 500 tỷ nhận từ Formosa.
Tuy thảm họa diễn ra từ tháng 4, Chính phủ nhận tiền từ cuối tháng 6 nhưng mãi đến 29/09/2016 mới ban hành định mức bồi thường cho người dân. Tuy nhiên, lại bỏ sót nhiều đối tượng bị thiệt hại thực sự. Đến ngày 9/3/2017, chỉ có duy nhất một đối tượng được thêm vào trong Quyết định bổ sung số 309 của Thủ tướng.
Trên các phương tiện truyền thông chính thống đưa tin rằng người dân phấn khởi và đồng tình với quyết định bồi thường của Chính phủ. Nhưng trên thực tế, gần như toàn bộ các địa phương đều có việc khiếu nại, phản đối vì họ cho rằng quá trình bồi thường quá chậm chạp và không công bằng. Một số ít các bài báo online được đưa lên một thời gian ngắn sau đó bị xóa tại trang chủ. Có một chỉ đạo ngầm về việc hạn chế đưa những tin tiêu cực về quá trình này.
Tại Hà Tĩnh, chính quyền thông báo đã chuyển hơn 1000 tỷ đồng tiền bồi thường đến dân nhưng ở các cơ quan hành chính cấp xã, huyện và tỉnh ngày nào cũng có người dân đến đòi tiền. Nhà riêng của Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh và Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch thường xuyên bị người dân khiếu nại đến. Tình trạng khiếu nại còn lên tận Trung ương khi ông Đặng Ngọc Sơn phải ra Hà Nội không ít lần để đàm phán đề nghị. Nhiều người dân ở một số nơi còn liên tục tổ chức các cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề bồi thường. Đặc biệt, nhiều cuộc biểu tình ở các nơi như Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Quảng Trạch, Ba Đồn (Quảng Bình),…đã nhiều lần làm tắc nghẽn giao thông trên các tuyến Quốc lộ nhiều giờ. Ngày 3/4/2017, người dân còn biểu tình chiếm luôn cả trụ sở UBND huyện Lộc Hà khi các quan chức đứng đầu huyện không xuất hiện để trả lời yêu cầu của họ. Các tỉnh khác cũng diễn ra tình trạng tương tự. Đó là một sự hỗn loạn thực sự trên một địa bàn trải dài vài trăm cây số ven biển.
2. Nguyên nhân của tình trạng người dân phản ứng với quá trình bồi thường
Đầu tiên, là sự chậm trễ, thiếu sót trong các quyết định ban hành từ Trung ương. Nhận tiền từ cuối tháng 6 nhưng đến 29/09, Thủ tướng mới ban hành quyết định 1880 định mức bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nhiều đối tượng thiệt hại thực sự và giá trị lớn đã bị bỏ qua; ví như như các nhà hàng hải sản, khách sạn, khu du lịch. 3/7 đối tượng bị thiệt hại trong quyết định 1880 này không có số tiền cụ thể. Ngày 9/3/2017, PTT Trương Hòa Bình ký quyết định số 309 bổ sung duy nhất một đối tượng là lao động ven biển không thường xuyên, với định mức 1.405 ngàn đồng/tháng và nhà hàng, khách sạn chỉ được bồi thường lao động, những thiệt hại khác không được bồi thường. Đồng thời, các quyết định này nêu rõ chỉ những xã, phường VEN BIỂN mới được bồi thường thiệt hại; những xã phường lân cận dù mức độ thiệt hại như thế nào cũng bị bỏ qua. Chủ nhà hàng Hải Đường, Chương ở bên cầu Hộ Độ ( Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) cho biết rằng trong năm 2015 họ đóng thuế gần 500 triệu đồng, nhưng hiện nay đang lỗ nặng mà không được bồi thường gì. Cách tính toán số tiền bồi thường trong nhiều trường hợp rối rắm, phức tạp và vượt quá khả năng của cán bộ địa phương.
Thứ hai, là số tiền bồi thường không đủ so với thiệt hại hiện tại của người dân và chỉ bồi thường trong vòng 6 tháng, từ 4-9/2016, những thiệt hại thời gian tiếp không được quan tâm đến. Những người kinh doanh, buôn bán thủy hải sản cho rằng thu nhập thực tế của họ nếu không có thảm họa lớn hơn nhiều lần so với con số 2 910 ngàn/tháng. Tương tự, những chủ tàu cá, ngư dân khẳng định trước đây thu nhập của họ đủ nuôi sống gia đình, cao hơn số tiền 3 690 ngàn/tháng như mức bồi thường. Hiện tại, nhiều ngư dân đã bỏ nghề để đi làm các công việc khác vì giá hải sản hiện tại quá thấp, không thể tiếp tục theo nghề. Nhiều ngành nghề khác như nuôi trồng hay dịch vụ đều phải tiếp tục tạm dừng hoặc ế ẩm vô thời hạn.
Thứ ba, ở cấp địa phương, trình độ của cán bộ hạn chế và thói quen làm việc quan liêu, thiếu minh bạch. Theo hướng dẫn kê khai thiệt hại từ bộ nông nghiệp, mỗi thôn xóm đều có một ban thẩm định, đánh giá công khai. Tuy nhiên, với trình độ hạn chế và kiểu cửa quyền, văn hóa quen thân khiến nhiều người dân bức xúc. Cụ thể là có một Thôn trưởng tại Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh đã bị ném mìn vào nhà vì vấn đề này. Khi hồ sơ kê khai được cấp xã, huyện thì nhiều trường hợp bị đưa ra khỏi danh sách bồi thường mà không được thông báo lý do. Người dân ở xã Kỳ Phương và Kỳ Nam, Kỳ Anh nhiều lần chặn đường Quốc lộ 1A để phản đối vì khi niêm yết danh sách bồi thường, họ bất ngờ bị gạch tên và thôn trưởng hay ban thẩm định ở thôn, xóm đều không được hỏi ý kiến hay biết lý do là gì. Bức xúc của người dân càng tăng cao hơn khi khả năng đối thoại của địa phương thực sự yếu kém. Người dân lên cơ quan hành chính chất vấn thì các quan chức chịu trách nhiệm tìm cách né tránh và ít khi giải đáp một cách thỏa đáng những yêu cầu từ phía người dân.
Thứ tư, từ phía người dân, vẫn tồn tại nhiều trường hợp kê khai không đúng với thực tế và sự hiểu biết còn hạn chế. Một số báo đã đưa tin có sự tiếp tay từ cán bộ thôn, xóm nên có một số trường hợp người buôn bán dưa cà ngoài chợ vẫn được bồi thường, trong khi lao động liên quan đến biển lại không. Việc này những mâu thuẫn và kiện cáo diễn ra phức tạp. Nhiều người dân đi đòi quyền lợi mà không hề tiếp cận những văn bản liên quan, dẫn đến việc những người tiếp nhận không hiểu rõ. Trên thực tế, nhiều cán bộ cấp xã khi người dân đưa ra Quyết định 1880 để đòi hỏi thì họ mới công nhận là không hề biết văn bản này(!). Chuyện này không hiểu nguyên nhân từ việc yếu kém, lơ là của cấp địa phương hay là lí do khac, nhưng hiện tại Quyết đinh bổ sung 309, một quyết định quan trọng liên quan đến việc bồi thường lại không hề tồn tại trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong khi các văn bản khác đều có.
3. Giải pháp cho vấn đề bồi thường
Phải khẳng định rằng 500 triệu đô la là quá ít so với thiệt hại thực tế hiện tại và tương lai. Chính phủ phải thừa nhận đây là một sai lầm vì đã tự động nhận một số tiền mà không có một đánh giá định lượng cũng như tham vấn của người dân và chuyên gia. Một trong những nguyên nhân chính của quá trình bồi thường chậm chạp, hỗn loạn như hiện nay cũng bắt nguồn từ chính quyền. Tuy nhiên, năng lực của cán bộ hành chính địa phương không thể thay đổi ngay lập tức. Việc đòi thêm tiền bồi thường từ Formosa cũng là bất khả thi (!).
Với thói quen làm việc của một chính quyền toàn trị là luôn muốn tự mình giải quyết mọi vấn đề, ví dụ như việc nhận 500 triệu đô tiền bồi thường mà người dân không hề được tham vấn. Chính quyền phải nhìn nhận thực sự lại vấn đề và kêu gọi sự tham gia của xã hội trong việc chi trả tiền bồi thường từ Formosa. Đầu tiên, là phải có một cơ chế giám sát minh bạch, độc lập trong việc kê khai thiệt hại. Ngoài những tổ chức thuộc đảng như các hội đoàn địa phương, sự tham gia của xã hội dân sự trong quá trình giám sát, hỗ trợ tiến trình bồi thường. Hiện tại, sự tham gia này không không được khuyến khích mà còn bị hạn chế, cấm đoán. Đơn cử như ít văn phòng luật sư đóng trên địa bàn Hà Tĩnh nào dám nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường của dân vì mối lo bị chính quyền hỏi thăm, phiền nhiễu. Các tổ chức xã hội dân sự có giấy phép cũng bỏ quên dải đất miền Trung hỗn loạn này. Các tổ chức xã hội dân sự không giấy phép thì bị chính quyền tuyên truyền xấu và ngăn cấm triệt để.
Ngoài ra, chính quyền cũng phải xem xét ban hành các quyết định chi trả đầy đủ, hướng dẫn và phân công nhân sự trực tiếp tham gia vấn đề bồi thường này. Các hướng dẫn thiếu sót, mập mờ mà với trình độ hạn chế của địa phương quá khả năng của họ. Vấn đề bồi thường hiện nay như một cái lò xo nén những bức xúc, phẫn nộ của người dân cùng với những khó khăn về đời sống gần như quá mức chịu đựng của họ.
Chính quyền đã sai lầm quá nhiều trong vụ Formosa, từ việc cấp phép, giám sát cho đến đàm phán nhận tiền bồi thường. Cơ hội để chứng tỏ giá trị của mình với nhân dân qua việc bồi thường một cách công bằng có thể là cơ hội cuối cùng của họ. Một khi mất hoàn toàn niềm tin của người dân và trở thành một lực lượng tệ hại trong mắt họ, thì hệ lụy không hề nhỏ. Cái lò xo dồn nén bao nhiêu đau khổ, nước mắt và chịu đựng của triệu người dân miền Trung vốn chịu nhiều mất mát, thiên tai và nghèo khó một khi đã bung ra thì khó mà cưỡng lại được.
FB: Trịnh Anh Tuấn
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 1
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 1
Ảnh Vietbest
Phần 1: THẢM HỌA VẪN TIẾP DIỄN1. Môi trường sau thảm họa
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi sinh trường này sẽ khiến toàn bộ hệ sinh thái khu vực biển miền Trung bị hủy hoại nghiêm trọng và mất vài chục cho đến hàng trăm năm mới có thể khôi phục được. Theo một phóng sự ngắn của báo Dân Việt và Sài Gòn Giải Phóng, rặng san hô trên vùng biển của tỉnh Quảng Bình đã bị hủy hoại hoàn toàn. Chưa có một đảm bảo về tính khoa học nào rằng biển đã an toàn trừ những phát ngôn không có cơ sở của một số lãnh đạo như ông Trương Hòa Bình, Mai Tiến Dũng. Liên tiếp nhiều lần xảy ra những vệt nước đáng nghi màu đỏ xuất hiện quanh khu vực Vũng Áng gần Formosa. Trong một nghiên cứu độc lập, nhóm Green Trees, một nhóm bảo vệ môi trường đã đưa ra kết quả xét nghiệm nước biển lấy từ biển Kỳ Hà, Kỳ Anh vào tháng 2/2017 cho thấy mức độ nhiễm độc là rất nguy hiểm. Gần đây nhất, sáng 4/4/2017, một vệt nước đỏ đáng nghi xuất hiện ngay cầu cảng Vũng Áng ngay trong lúc đoàn kiểm tra môi trường của trung ương đang kiểm tra tại Formosa.
Ngay khi nhận tiền bồi thường từ Formosa, Chính phủ đã tuyên bố rằng sẽ dùng số tiền đó vào việc làm sạch biển. Tuy nhiên đã một năm trôi qua, chưa thấy thông tin nào xác nhận rằng Chính phủ đã tiến hành việc khôi phục lại môi trường biển.
Việc xử lý số lượng cá chết tại bờ biển cũng như xử lý hàng ngàn tấn hải sản nhiễm độc trong các kho đông lạnh cũng hết sức yếu kém. Hàng trăm tấn cá chết dạt bờ chỉ được đem chôn theo phương pháp thủ công. Hải sản nhiễm độc phần lớn không được tiêu hủy theo đúng phương pháp khoa học. Theo một bài báo trên Dân trí và Đại Đoàn Kết thì hàng trăm tấn sứa trữ tại các kho đông lạnh tại xã Thạch Kim và Thạch Bằng hiện đã hôi thối, bốc mùi nhưng chính quyền vẫn không hướng dẫn và hỗ trợ người dân tiêu hủy an toàn. Số sứa hư hại này vẫn đang bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người dân địa phương.
Những người ngư dân cũng khẳng định rằng số lượng tôm cá trên vùng biển họ đánh bắt đã giảm đáng kể so với năm trước. Không có một báo cáo nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này, nhưng với số lượng cá chết năm ngoái không chỉ dạt vào bờ mà còn chết dưới đáy biển, thì sự giảm sút là không thể không xảy ra.
Đã một năm trôi qua, những mối nguy hại về môi trường không những không được giải quyết mà mối lo ngại vẫn tiếp tục khi Formosa vẫn hoạt động. Theo dự kiến, khi đưa vào sản xuất, lượng chất thải đổ ra môi trường sẽ lớn hơn nhiều lần so với đợt chạy thử nghiệm gây ô nhiễm năm 2016.
2. Kinh tế
Theo báo cáo kinh tế - xã hội cuối năm vào ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thảm họa Formosa đã gây thiệt hại 0.3% GDP. Với 200 tỷ đô la Mỹ GDP trong năm 2016, ước tính thiệt hại chung cho nền kinh tế quốc dân năm ngoái là 600 triệu đô la Mỹ, nhiều hơn số tiền Chính phủ nhận bồi thường từ Formosa. Trước đó, vào tháng 7/2016, Chính phủ đã công bố thiệt hại sơ bộ về thảm họa này với hơn 200 000 lao động và 17 600 tàu cá bị ảnh hưởng; 9 triệu tôm giống bị chết; sản lượng khai thác du lịch chưa tới 50%, nhiều nơi chỉ còn 10-20%,…
Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế và cả Nghệ An đều có những báo cáo thiệt hại riêng với những con số rất lớn. Trong báo cáo ở phiên họp Hội đồng nhân dân, Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thông báo rằng GDP của tăng trưởng ở mức -17.06%. Đối với một tỉnh mà thu ngân sách năm 2015 là hơn 10 ngàn tỷ thì đây là con số thảm họa. Tốc độ tăng trưởng của Quảng Bình chỉ đạt 4,2% so với mục tiêu 8%. Đối với Quảng Trị, báo cáo đưa ra là thiệt hại mỗi tháng 98 tỷ đồng. Thừa Thiên – Huế báo cáo thiệt hại là 988,5 tỷ đồng. Nghệ An, một tỉnh không được đền bù theo Quyết định của Chính phủ cũng đề nghị hỗ trợ 415 tỷ đồng.
Hiện tại, với sự lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thủy hải sản so với năm trước chỉ còn ½ làm cho lợi nhuận từ việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản vô cùng hạn chế. Các dịch vụ du lịch, thương mại biển vẫn trong tình trạng hết sức bết bát. Các ngành nghề khác liên quan đến biển cũng tiếp tục bị ảnh hưởng theo. Theo thống kê sơ bộ, số lượng người thất nghiệp là 40 000 người, trong đó Hà Tĩnh là 24 500 người. Chính quyền dự định đưa số người này đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn vì nhiều thị trường xuất khẩu lao động như Hàn Quốc, Đài Loan hạn chế vì số lượng lao động xuất khẩu trốn ở lại với tỷ lệ cao. Vì vậy, người dân tìm cách qua Lào và Thái Lan lao động chui. Báo chí nhà nước đưa tin rằng đầu năm 2017, số lượng người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đổ xô đi làm hộ chiếu, với số lượng hơn 500 người mỗi ngày mỗi tỉnh.
Ảnh hưởng về kinh tế của thảm họa Formosa không chỉ diễn ra trong năm 2016 mà chắc chắn còn ảnh hưởng không nhỏ đối với những năm tiếp theo. Báo cáo kinh tế- xã hội của các tỉnh miền Trung và cả nước quý 1/2017 so với cùng kì năm ngoái đều sụt giảm lớn.
3. Chính trị
Thảm họa Formosa gây ra do sự quản lý, cấp phép và điều hành của Trung ương, địa phương đã được nhận định rõ ràng. Tuy nhiên, việc thông tin thiếu minh bạch, lập lờ cùng với việc xử lý cá nhân sai phạm chậm trễ, có dấu hiệu bao che đã khiến niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trở nên cạn kiệt.
Thảm họa diễn ra từ đầu tháng 4/2016 với nhiều thông tin được người dân và báo chí đưa ra. Ngày 12/04, ông Đặng Ngọc Sơn trả lời báo chí rằng ăn cá an toàn trong khi cá vẫn chết hàng loạt. Ngày 27/4/2016, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường trả lời nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ. Ngày 28/4, Chu Xuân Phàm, Phó Giám đốc đối ngoại của Formosa Hà Tĩnh trả lời Lan Anh, phóng viên VTC14 rằng : “Chọn thép hay chọn cá?” Hai sự việc này đã gây ra sự phẫn nộ công chúng. Hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An,…đã diễn ra. Tệ hại hơn, những cuộc biểu tình này chịu sự đàn áp quyết liệt tại Hà Nội và Sài Gòn làm sự dồn nén càng tăng cao. Thay vì dồn mục tiêu vào Formosa, những người biểu tình dồn sự phản ứng vào chính quyền khi họ cho rằng chính quyền đang thiếu minh bạch trong việc xử lý thảm họa và bao che cho Formosa.
Mãi đến 3 tháng sau, ngày 30/06/2016, Chính phủ mới họp báo công bố thủ phạm chính là Formosa Hà Tĩnh đã xả thải gây ô nhiễm.
Đồng thời tuyên bố đứng ra nhận 500 triệu đô la Mỹ tiền bồi thường từ Formosa. Tuyên bố này làm công luận thêm một lần dậy sóng vì họ cho rằng việc giải quyết thảm họa này tốn ít nhất vài trăm tỷ đô và số tiền 500 triệu đô la là quá ít. Việc phản ứng này hoàn toàn có cơ sở khi báo cáo cuối năm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng thảm họa đã làm mất đi 0.3% GPD. Với khoảng 200 tỷ đô la GDP năm 2016, thì số thiệt hại riêng trong năm là 600 triệu đô la, hơn số tiền Chính phủ nhận từ Formosa. Trong khi đó, chưa tính đến số tiền bồi thường cho người dân, chi phí hành chính để phục vụ quá trình bồi thường, chi phí làm sạch biển cũng như những thiệt hại còn tiếp diễn cho những năm sau đó. Số tiền 500 triệu đô la mà Chính phủ nhận từ Formosa trở thành một chủ đề công kích và đàm tiếu từ người dân khi Chính phủ không hề tính đến thiệt hại cũng như tham khảo ý kiến người dân và chuyên gia. Người dân đã đặt nghi ngại về khả năng lãnh đạo, điều hành của nhà nước khi nhận một số tiền quá ít cho một vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà thủ phạm gần như chỉ đưa một số tiền ít ỏi và phủi tay khỏi mọi trách nhiệm.
Sau khi nhận tiền từ Formosa, Chính phủ tuyên bố sẽ tiến hành bồi thường xong cho người dân trong tháng 8/2016. Tuy vậy, lời hứa chuyển sang tháng 10, rồi tháng 12 và bây giờ tiếp tục hứa đến 6/2017. Quá trình bồi thường hết sức chậm chạp cũng như người dân nhiều nơi cho rằng việc bồi thường không đảm bảo công bằng đã khiến tình hình chính trị tại các địa phương trở nên hỗn loạn. Hàng loạt các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra liên tục từ tháng 10 cho đến tận hôm nay 4/2017. Người dân liên tục biểu tình yêu cầu bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng tại các địa phương như tại Quảng Trạch ( Quảng Bình), Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Phương, Kỳ Nam ( TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm giao thông nhiều lần bị đình trệ trong nhiều giờ. Các cơ quan hành chính cấp xã, huyện và tỉnh gần như ngày nào cũng có người dân tập trung lên đòi tiền bồi thường. Tình hình nghiêm trọng đến mức ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh phải ra văn bản yêu cầu và quy trách nhiệm cho các huyện, xã không được để người dân kéo lên UBND tỉnh đòi tiền. Tuy vậy, tình hình khiếu nại bồi thường vẫn không hề giảm sút dù rằng trên phương tiện truyền thông Trung ương và địa phương cho rằng người dân gần như đồng tình với việc bồi thường. Ngày 3/4/2017, hàng ngàn người dân tại 2 xã Thạch Bằng và Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã chiếm lấy UBND huyện Lộc Hà để yêu cầu bồi thường. Cùng ngày hôm đó, người dân tại Kỳ Phương, Kỳ Nam ( TX Kỳ Anh) biểu tình và làm tắc nghẽn giao thông trên Quốc lộ 1A hơn 6 giờ đồng hồ tại khu vực Đèo Con, TX Kỳ Anh. Với tình hình này, tình trạng phản đối, khiếu nại việc bồi thường sẽ vẫn tiếp diễn và bức xúc của người dân càng ngày càng lớn hơn vì khả năng xử lý hành chính, đối thoại của địa phương với người dân trong việc bồi thường thực sự có vấn đề nghiêm trọng.
Trong khi đó, tại Nghệ An, một tỉnh không nằm trong danh sách bồi thường của Chính phủ, thì yêu cầu hỗ trợ từ cấp tỉnh lên Trung ương không được chấp thuận. Ngư dân bị thiệt hại không hề nhận được bồi thường. Vì vậy, họ tiến hành thủ tục khởi kiện dân sự Formosa Hà Tĩnh ra Tòa án nhân dân TX Kỳ Anh, nơi Formosa đặt trụ sở. Tuy vậy, chính quyền tìm cách không thụ lý vụ kiện này. 506 lá đơn của người dân xã An Hòa( Quỳnh Lưu) đã bị Tòa trả lại với lý do không hề chính đáng. Hơn 1000 người dân khác tại 3 xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải ( Quỳnh Lưu) khi trên đường di chuyển vào Kỳ Anh để nộp đơn kiện thì bị ngăn chặn và đàn áp bằng bạo lực tại Diễn Châu.
Thảm họa Formosa gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng môi trường hiện tại và tương lai; cùng với đó là cách xử lý thiếu minh bạch, yếu kém và thiếu sự tôn trọng người dân; cùng với mối nghi ngờ về sự bao che đã khiến cho tình hình chính trị tại các tỉnh bị ảnh hưởng trở nên rất mất ổn định. Chính phủ cũng không hề công khai cụ thể 53 lỗi của Formosa là gì khiến cho sự nghi ngờ luôn tồn tại. Chưa khi nào khả năng điều hành, quản lý của chính quyền bị người dân đánh giá tệ hại và niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam đi xuống trầm trọng như hiện nay. Chỉ dấu cho sự thay đổi tích cực không hề tồn tại khi chính quyền vẫn không nhận ra sai lầm cũng như thay đổi một cách triệt để thói quen điều hành đất nước như hiện nay.
5.4.2017
FB Trịnh Anh Tuấn
Các nguồn số liệu lấy từ các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các địa phương và trung ương.
Một số nguồn lấy từ báo chí nhà nước.
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 2
Talk show: " Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung" số 4
Ở số thứ ba, anh Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động xã hội, đã chia sẻ hiểu biết của mình về cách mà chính phủ Đài Loan đã phản ứng lại với thảm họa môi trường. Trong số này, anh Tuấn sẽ tiếp tục giúp chúng ta so sánh về phản ứng của khối xã hội dân sự (XHDS) giữa Đài Loan và Việt Nam.
Trong sự kiện thản họa này, có ba bên liên quan là chính quyền, Formosa và những người dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì là nhà đầu tư với cam kết làm phát triển kinh tế cho Việt Nam trong tương lai, Formosa đã nhận được những ưu đãi gì? Vậy những người dân với tư cách là nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp có những quyền gì để bảo vệ quyền lợi của mình?. Cuộc trao đổi giữa chị….. và chị….. sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.
Đây tạm thời là số cuối cùng của series dựa trên những quan sát thực tế. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục làm các series về những vấn đề liên quan đến môi trường. Cảm ơn các bạn đã theo dõi series “Các vấn đề xung quanh thảm họa 2016” của chúng tôi trong thời gian qua. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn.
Talk show: " Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung " 3
Trong hai số trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Formosa và những hoạt động xung quanh việc khắc phục thảm họa từ phía chính quyền. Tai số này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về việc chính quyền Việt Nam đã cam kết những gì và giải quyết được bao nhiêu phần?
Đồng thời, chúng ta hãy cùng xem Đài Loan, là nơi đặt trụ sở chính của Formosa với KCN hóa chất lớn nhất thế giới, đã phản ứng ra sao khi các tác hại tương tự xảy ra với người dân. Anh Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động xã hội đã nỗ lực tiến hành các hoạt động hỗ trợ người dân ở Hà Tĩnh trong thời gian khó khăn, cũng là người có dịp gặp và trao đổi với các tổ chức xã hội dân sự tại Đài Loan sẽ giúp chúng ta có thêm thông tin về thực trạng của tại miền Trung, đồng thời so sánh giữa hai chính phủ về các hoạt động khắc phục thảm họa thông qua cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đình Hà.
Talk show: Những câu hỏi lớn về thảm họa miền Trung 2
Chủ đề thứ hai mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn là vấn đề khắc phục thảm hoạ. Sau khi tuyên bố chính thức nguyên nhân gây nên hiện tượng cá chết ở miền Trung. Formosa (thủ phạm) đã bồi thường 500 triệu USD. Chính phủ đã có những hành động như thế nào để khắc phục thảm hoạ? Sau đây là chia sẻ của kĩ sư IT An Huy Hoàng và chuyên viên tư vấn tài chính Đào Thị Hương dựa trên quá trình theo dõi thông tin từ chính phủ.
Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung số 1
Talk show: " Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung" 1
Một năm về trước, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức tuyên bố nguyên nhân gây ra thảm họa miền Trung vào tháng 4/2016. Thảm họa đã giết chết khoảng 115 tấn cá dạt vào dọc dải bờ biển, 140 tấn cá và 67 tấn ngao nuôi. Còn 16 ngày nữa là tròn một năm từ tuyên bố này, nhưng cho đến nay xung quanh thảm họa vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời, hoặc thông tin vẫn không được công bố một cách rõ ràng. Chúng tôi xin được gửi đến các bạn chương trình talk show trả lời những vấn đề xung quanh thảm họa miền Trung năm 2016.
Số thứ nhất sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi về mối liên quan giữa Formosa và Trung Quốc, nó ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam? Những vi phạm của Formosa là gì? Mời các bạn theo dõi cuộc thảo luận giữa Nhà báo Nguyễn Đình Hà và Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn.
Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung số 2
Formosa vết chém thấu tim dân tộc Việt
Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường.
Che chắn và trấn áp tiếng dân
Trong khi những xí nghiệp lỗi thời ô nhiễm cao như khoáng sản, luyện kim, điện than, hóa chất, bị kiểm soát chặt chẽ và tẩy chay khắp thế giới, Việt Nam lại hoan hỉ chào đón họ, cho họ chốn vạn đại dung thân 50 đến 70 năm. Khi tai họa đổ ra, dân chúng tố cáo các vi phạm của họ, chính quyền lại che chắn cho họ và trấn áp tiếng dân. Chính sách phát triển hiện nay là đầu tư và đầu tư bất chấp tác động nặng nề và lâu dài trên môi sinh con cháu phải gánh chịu.
Nhà máy luyện thép Hưng Nhiệp của công ty Formosa là một dự án đại quy mô trên thế giới, với công suất khởi đầu 7,5 triệu tấn/năm và số vốn 15 tỉ USD, tự nó xếp hàng thứ 18 nếu so sánh về khả năng sản xuất thép của các quốc gia trtên thế giớị. Khi xây dựng họ đã xả nước thải ô nhiễm ra biển Hà Tĩnh gây ra thảm trạng cá chết trải rộng 200 km duyên hải Trung Việt một năm trước đây. Công Ty Formosa đã nhận lỗi và thoả thuận với chính quyền Việt Nam bồi thường 500 triệu USD dù giới chuyên gia thẩm định thiệt hại có thể cao hơn cả trăm lần.
Cho đến nay, môi sinh biển vẫn chưa hồi phục, hải sản chưa an toàn và đơn tố cáo và khiếu nại của dân không được xét xử. Chính quyền gần đây đã nhìn nhận phải 50 năm hay lâu hơn biển mới hy vọng được phục hồi và đã kiểm tra Formosa buộc họ khắc phục mọi lỗi lầm trước khi cho hoạt động. Vừa qua chính quyền tuyên bố Formosa đã khắc phục 52 trong 53 vi phạm, dù chưa hoàn chỉnh vẫn cho phép Formosa đi vào hoạt động.
Lỗi thứ 53 là Formosa là một vi phạm cố ý có tính hình sự, vì đã âm thầm tráo đổi kỹ thuật của lò dập cốc (có mục đích dập lửa và làm nguội) thay vì dùng khí trơ khô lại đổi thành nước ướt để tăng lợi nhuận. Đó là một hành vi gian lận mờ ám vì ô nhiễm từ kỹ thuật ướt xả ra cao hơn kỹ thuật khô hai đến ba lần và sản lượng thép làm ra được lại kém đi mất 20%. Ô nhiễm giúp Formosa tăng lợi nhuận nhưng dân cư phải trả giá bằng sức khoẻ, giảm tuổi thọ và sống trong môi sinh suy thoái không thể vãn hồi.
Không ý thức trách nhiệm
Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ ở lò cao số 1 của Công ty Formosa. Courtesy NLĐ
Sau thảm trạng môi sinh biển năm ngoái, dân cư mong đợi chính quyền và Formosa rà soát lại toàn bộ quy trình và thiết kế nhà máy để bảo đảm không cho ô nhiễm nhà máy khuếch tán ra ngoài mất kiểm soát trong mọi tình huống. Nhưng cả Formosa và chính quyền đã không có khả năng, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm để tiên liệu và đối phó với nhà máy đầy ô nhiễm bất kham này. Chỉ một ngày sau khi long trọng cho nhà máy bắt đầu hoạt động đã xảy ra một vụ cháy và tiếng nổ vang xa ba km vẫn còn nghe thấy.
Việc không dừng ở đó, vì chính quyền điều tra và kết luận rằng thiết bị lọc bụi tại lò vôi bị vỡ gây ra, và nổ lò vôi là bình thường. Giải thích này hoàn toàn phi cơ sở khoa học và mang dấp dáng một màn the che chắn thiếu trình độ.
Hình trên cho là nơi gây nổ cháy nhưng không có một chút vết tích khói bụi cháy bám vào. Vôi không phải là chất cháy được, bụi vôi không có trong danh sách bụi có khả năng cháy. Hình ảnh bụi khói bốc lên nghi ngút trong ánh lửa bao cả nhà máy là chứng cớ phản ứng cháy của nhiên liệu có nhiệt lượng cao. Như thế, lò vôi không chỉ chứa vôi phải chứa nhiên liệu; nhiên liệu trộn vào có thể chỉ vì tắc trách của nhân công, hay do hệ thống lọc bụi vôi hút cả bụi than nơi khác trộn lẫn vào, do thiết kế hay nhà thầu thực hiện sai lầm.
Giả thuyết nổ cháy do vôi là phản khoa học phải bác bỏ, giả thuyết do bụi than có khả năng tin cậy cao nhất vì quy trình lò luyện cốc cần cả vôi và than tại nhà máy. Thực vậy, than đá là chất dễ bắt cháy, bụi than nhỏ sẽ có nhiều diện tích mặt tiếp xúc với oxy nên bụi than có nguy cơ nổ cháy rất cao. Nếu bụi than bị hút chung vào hệ thống lọc bụi vôi khi nồng độ than đủ 60g/m3 và chạm phải nguồn lửa (Ignition sources) chạm mặt có nhiệt độ ở 540 C là đủ điều kiện để nổ.
Giả thuyết tin cậy thứ hai là khi hệ thống cung cấp điện trong nhà máy không được thiết kế bằng những thiết bị an toàn chế tạo chỉ để dùng trong khu vực có nguy cơ nổ cháy (classified electrical devices), những nơi có bụi than hay khí đốt cháy (flammable gas) nếu dùng thiết bị điện loại thường sẽ "spark" phát lửa và gây ra cháy nổ.
Những vấn đề môi sinh từ Formosa có thể khắc phục không? Không vì vài lý do sau:
1.Không thể khắc phục vì đầu tư vào dự án này không còn hiệu quả kinh tế. Hiện nay thị trường thép thế giới chỉ tiêu thụ được nửa công suất các nhà máy thép đang hoạt động. Không chủ đầu tư nào lại bỏ thêm hàng trăm triệu vốn bảo vệ môi sinh để phải gánh lỗ hơn lên.
2.Không thể khắc phục vì trình độ văn hoá chuyên môn và kinh nghiệm của Formosa và chính quyền không đủ khả năng để tiên liệu và giải quyết tận gốc các sự cố kỹ thuật phức tạp.
3.Không thể khắc phục vì hệ thống tư pháp không độc lập nên không áp chế được chính quyền và xí nghiệp. Chính vì thế thương lượng với chính quyền là đáp án nhanh chóng, dễ dàng và ít tốn kém nhất cho xí nghiệp như món tiền 500 triệu năm ngoái.
4.Không thể khắc phục khi Việt Nam vẫn tin vào 16 chữ vàng.
Khách không bỏ rác nhà mình nếu mình không mời họ mang vào, cả nước đều biết rõ nếu khắc phục được bốn nguyên nhân trên, đất nước sẽ được trở về lộ trình bền vững, chính quyền sẽ được lòng 90 triệu dân và đầu tư bền sạch sẽ đổ vào.
- Phạm Phan Long- RFA
Bất chấp mọi phản đối, Formosa cho vận hành lò cao
Vào 22:00 tối nay đến 6:00 sáng mai 30.6, FMS sẽ bắt đầu tiến hành đổi khí tại khu vực tháp đốt xả khí lò cao. Nhằm đảm bảo an toàn và tránh sự cố khi lò cao thử máy tiến hành rót thép lỏng; chiều nay tất cả nhân viên trong công ty đã được thông báo phong tỏa một số khu vực – bắt đầu từ 29.5 đến 30.8.2017.
Trước đó, Công an Hà Tĩnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh đã làm việc với lãnh đạo FHS để đảm bảo an ninh trật tự trước và sau khi tiến hành thử nghệm!
Dọc bờ biển miền Trung, nhiều nơi ngư dân vẫn còn phơi lưới. Tại Quảng Bình, có làng nhất định không chịu nhận đền bù, chỉ muốn biển sạch để ra khơi. Ngay Hà Tĩnh, nhiều người không còn ăn cá; các dịch vụ đi theo du lịch cũng ế ẩm...vv…hàng trăm nghìn hộ dân mất nguồn sinh kế đã phải bổ sung vô đội quân làm thuê tỏa đi tứ xứ…Chính quyền lúng túng trong các phản ứng của người dân, tăng cường đàn áp, bắt bớ…vv… Một năm, cái xương FMS vẫn nằm hóc ngay cổ Việt Nam!
- Như vậy, FMS chính thức vận hành thử nghiệm lò cao số 1 bất chấp mọi phản đối đòi cuốn xéo!
- Lê Nguyễn Hương Trà -
Xuất hiện cá chết tại bờ biển Kỳ Anh
Theo một số người dân, cá chết nằm rải rác ven bờ. Cá đã có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi thối, nằm mắc cạn trên bãi cát dài khoảng 1km.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã Kỳ Anh, xác nhận có hiện tượng cá chết trôi dạt vào bờ biển Kỳ Anh.
Ông Hùng cho hay sau khi biết tin, chính quyền địa phương đã cho người thu gom lại. Ước tính có khoảng 200kg cá biển chết trôi dạt vào bờ.
“Cá chết trôi dạt vào bờ biển thôn Hải Phong không phải cá ở vùng biển này. Qua kiểm tra thì cá đã chết ba, bốn ngày rồi dạt vào bờ”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, chiều cùng ngày, Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với cơ quan chức năng đến lấy mẫu xét nghiệm, tìm nguyên nhân cá chết.
- Tuổi trẻ -
Cắt bỏ khối u Formosa
Hôm nay, trở lại câu chuyện Formosa không phải vì nỗi nhục nghề nghiệp, mà bởi vì tôi thấy là một công dân thì cần phải lên tiếng. Tôi biết, những bất ổn xã hội nảy sinh từ câu chuyện Formosa vẫn đang âm ỉ và thỉnh thoảng sẽ lại bùng lên. Tôi sợ rằng, nếu không chấm dứt xung đột lợi ích giữa một bộ phận nhân dân miền Trung và Formosa, thì một lúc nào đó cánh rừng sẽ cháy.
Theo Reuters, sự việc xảy ra vào ngày 14-2 có thể tóm tắt như sau:
Nhiều người dân ở Nghệ An dự kiến sẽ đi bộ suốt quãng đường dài 180km để đến toà án Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nộp đơn kiện đòi Formosa bồi thường thiệt hại do đã gây ra vụ cá chết ở miền Trung vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, hành trình ấy đã phải dừng lại khi mới xuất phát được 20km.
Quan điểm cá nhân, tôi cho rằng khi người dân còn lên tiếng nghĩa là họ còn có khát vọng được lắng nghe và kỳ vọng Chính phủ lắng nghe. Khi người dân còn nộp đơn kiện Formosa, nghĩa là họ còn đang cố giữ niềm tin vào công lý và pháp luật. Một Chính phủ văn minh sẽ biết lấy những điều đó làm động lực để kiến tạo và phát triển.
Tiếc thay, trên mạng xã hội, tôi thấy máu và nước mắt của nhân dân đã rơi xuống hành trình đi tìm công lý hôm qua.
Những giọt máu ấy sẽ không thể nào cứ thế phai nhạt giống như chất độc Formosa xả ra, biển miền Trung tự làm sạch. Những người bị đánh đập hôm qua sẽ không bao giờ bị lãng quên, dù báo chí truyền thông mải mê với những tin tức vô bổ, ru ngủ đám đông, lờ đi những vấn đề thiết thực với nhân dân, lảng tránh những vấn đề hệ trọng với quốc gia dân tộc. Tất cả những gì xảy ra vào những ngày này, lịch sử sẽ khắc ghi, nhân dân sẽ nhắc nhớ. Không ai bị lãng quên, không điều gì bị lãng quên.
Tôi không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ khi đã vạch trần được thủ phạm gây ra thảm hoạ môi trường biển miền Trung. Nhưng tôi buộc phải dùng từ thảm hoạ, bởi lương tâm không cho phép gọi đó là sự cố. Chính những người quản lý trong hệ thống công quyền khi trao đổi với tôi cũng gọi đó là thảm hoạ. Tôi cho rằng, Chính phủ cần nhìn nhận đúng mức độ nghiêm trọng của sự việc để sòng phẳng với nhân dân. Chỉ khi thừa nhận đó là một thảm hoạ môi trường thì Chính phủ mới ứng xử với nó như một thảm hoạ.
Tôi cũng không phủ nhận nỗ lực của Chính phủ khi khiến Formosa phải chi 500 triệu USD để bồi thường thiệt hại. Nhưng những thiệt hại mà nhân dân miền Trung đang phải chịu đựng thì những khoản bồi thường kia có bù đắp được hay không? Câu trả lời có trong những vết thương trên thịt da người khiếu kiện. Không một người dân nào lại xuống đường đi kiện nếu họ đang làm ăn yên ổn. Không người dân nào đổi cả máu của mình nếu như cuộc sinh tồn của họ không bị xâm hại.
Cá nhân tôi nhận thấy, riêng trong câu chuyện người dân kiện Formosa, Chính phủ vẫn chưa có hành động xích lại gần dân. Thay vào đó là bạo lực và bạo lực. Lẽ nào họ không biết rằng, dùng bạo lực để trấn áp không bao giờ là giải pháp để chấm dứt xung đột lợi ích giữa người dân với Formosa. Thậm chí, lạm dụng bạo lực sẽ khiến mâu thuẫn và bất ổn ngày càng gay gắt.
Người dân xuống đường đi kiện Formosa vì miếng cơm manh áo là hành động chính đáng. Tôi tin rằng, có nhiều người ủng hộ quyền khiếu kiện chính đáng ấy của người dân miền Trung. Nhân dân thức tỉnh và tiến bộ mới là số đông, lực lượng trấn áp chỉ là thiểu số. Tôi cũng tin rằng, chính những người trong lực lượng ấy cũng chẳng muốn xuống tay với đồng bào mình. Bởi suy cho cùng, họ đang sống bằng tiền thuế của dân và nhiệm vụ của họ là bảo vệ sự bình an của nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người được thể hiện quyền công dân theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà cầm quyền trấn áp bằng bạo lực sẽ có thể bị phản hồi bằng bạo lực tột cùng của sự căm phẫn. Đừng quên rằng, mỗi giọt máu của người dân rơi xuống, là hàng triệu trái tim người dân không cùng nhịp đập với người điều hành đất nước, là hàng triệu niềm tin hao mòn, là khoảng cách giữa người dân và Chính phủ lại càng xa nhau.
Đối thoại, lắng nghe và giải quyết mới là cách để dựng xây. Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi tin họ khát khao là một Chính phủ kiến tạo, họ muốn xây dựng đất nước này. Vậy thì, tại sao không bắt đầu bằng việc dẹp đường cho người dân đi hết hành trình 180km của họ? Tại sao không để toà án Kỳ Anh thực thi trách nhiệm của một toà án nhân dân bằng việc tiếp nhận đơn kiện Formosa của người dân?
Căn nguyên của những bất ổn thỉnh thoảng lại bùng lên ở miền Trung hiện nay chính là sự tồn tại của Formosa. Người đã bị ung thư, để kéo dài sự sống thì nhất thiết phải cắt bỏ khối u. Tất nhiên, phải cắt bỏ khối u chứ không thể nào cắt bỏ khúc ruột.
Tôi sẽ nói tiếp về giải pháp chấm dứt hoạt động của Formosa trong bài viết sau. Hôm nay dài quá rồi, mà tôi thì còn mệt.
- Bạch Hoàn -
Hành trình công lý - Hay là sứ mệnh của chúng ta
Đêm trước ngày đi kiện, tôi đã ngồi với người hướng dẫn gần 1000 người dân khởi kiện là linh mục Nguyễn Đình Thục. Khi nghe tin tất cả những nhà xe được thuê chở dân đi kiện đều bị đến nhà doạ dẫm, ngăn chặn và không thể thực hiện được hợp đồng, cha Thục đã nghĩ đến chuyện phải đi bộ nếu người dân quyết tâm đi kiện. Và tôi đã kể cho cha Thục nghe về Hành trình muối (Salt March) của Gandhi năm 1930 khi chống lại đạo luật về muối cho người Ấn Độ, về Hành trình Selma của Martin Luther King năm 1965 đòi quyền tự do bầu cử cho người da đen Mỹ , về hành trình đòi đất đai năm 2005 của người dân bị mất đất ở Philippines. Tôi nghĩ rằng nếu cuộc hành trình diễn ra với sự ôn hoà, đẹp đẽ thì dẫu vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng chính quyền của những người cộng sản không có lý do để sử dụng bạo lực với những người dân đang thực hiện cái quyền tối thiểu nhất mà những chế độ cổ xưa nhất cũng phải công nhận, đó là quyền thưa kiện khi bị người khác gây thiệt hại cho mình. Nhưng tôi đã lầm.
Suốt cuộc hành trình diễn ra, tôi ngồi trên chiếc xe ô tô của cha Thục đi phía sau đoàn do một người khác lái. Cha Thục đã xuống đi cùng đám đông đi kiện. Vì sợ người dân đi không đúng luật, gây ách tắc giao thông, cha Thục đã phải cầm loa; lúc thì đi bộ, lúc thì đi xe máy để hướng dẫn đoàn đi. Theo quan sát của tôi, đoàn người đi hết sức ôn hoà, cố gắng hết mức để không gây tắc nghẽn giao thông. Điều làm tôi hết sức cảm động là cứ đi khoảng một vài km thì lại có một nhóm người dân đứng hai bên đường mang nước, bánh kẹo, đồ ăn ra tiếp sức cho đoàn. Những tấm lòng đó khiến đoàn người đi bộ trong giá lạnh, mưa phùn cảm thấy hết sức ấm lòng và vững tin vào việc làm của họ.
Vậy mà con đường đi lại trở thành một cuộc chuyến đi đầy máu và nước mắt. Buổi chiều sau khi nghỉ trưa, tôi ngồi cạnh cha Nguyễn Đình Thục bên hông nhà thờ Yên Lý nơi đoàn người dừng lại nghỉ tạm. Tôi đưa cho cha đọc bài viết của Luật sư Lê Công Định về hành trình đi kiện hôm nay. Luật sư Định cũng nói về hành trình muối của Gandhi và so sánh Gandhi với cha Thục. Cha cười và nói: "Như thế, cha bất đắc dĩ trở thành người nổi tiếng rồi!". Tôi bảo cha: "Có lẽ đó là sứ mệnh của cha rồi". Cha nói với tôi: " Chắc rằng mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh của mình".
Và lớn hơn, dân tộc nào cũng như thế. Dân tộc nào sinh ra đều có sứ mệnh của nào đó. Và quan trọng, họ phải thực hiện sứ mệnh của mình. Lịch sử đất nước này là một dân tộc nhỏ bé bên cạnh một dân tộc đông đúc, thường xuyên muốn thôn tính mình. Những thế hệ cha ông đã làm xong sứ mệnh của họ. Sứ mệnh của chúng ta bây giờ là phải chịu đựng một chế độ cầm quyền dung dưỡng đầy tội ác, bất công và tàn bạo. Một nhóm người đứng đầu quốc gia luôn đặt lợi ích của cá nhân, của đảng phái của họ hơn lợi ích của đất nước, của người dân. Vì tình anh em của họ, họ sẵn sàng bỏ đi những sinh mạng của ngư dân ngày đêm bám biển đảo quê hương. Vì 16 chữ vàng, họ đục bỏ khỏi sách giáo khoa cuộc xâm lăng của giặc làm 6 vạn sinh mạng đồng bào mình nằm xuống. Vì lợi ích, họ đã để mấy trăm ngàn ngư dân chết mòn trong một vùng biển chết, và của cả thế hệ tương lai.
Và có lẽ, đó là sứ mệnh của chúng ta. Thực hiện sứ mệnh đó hay không, là lựa chọn của dân tộc này; hoặc là lụi tàn như loài cỏ dại.
FB Trịnh Anh Tuấn.
Băn khoăn chất lượng hải sản - Phần II
Vùng biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã "sạch" theo lời tuyên bố của các cấp chính quyền ( https://www.youtube.com/watch?v=XLV6_ZVUImc ), vậy tại sao người dân vẫn bị ngộ độc thực phẩm?
Chính quyền ở đâu khi sự việc này kéo dài từ suốt tháng 4/2016 đến nay? Hải sản đánh bắt lên ai là người quản lý thị trường? ai là người phải đảm bảo an toàn thực phẩm cho dân?
Phần 1 của phóng sự: https://www.youtube.com/watch?v=rRMxrVSnig0
Phần 2 của phóng sự: https://www.youtube.com/watch?v=N34nfKVpQEU&t=2s
Đọc nhiều nhất
-
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau: https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9bnBaemw0e... -
Lợi ích của năng lượng gió với con người và môi trường
Năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các khách hàng mà còn cho cả xã hội. Một vài lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng như... -
245 Người dân Hà Nội gửi kiến nghị phản đối dự án Sun Grand City Quảng An - Hồ Tây
Ngày 30/9/2017, với những lời kêu gọi được đăng tải trên mạng facebook phản đối việc thi công dự án Sun Grand City Quảng An... -
Hà Nội chịu tác động khí thải của 20 nhà máy nhiệt điện than
Tại buổi hội thảo về ô nhiễm không khí được tổ chức vào tối 5-6, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà ... -
Tòa án Thượng thẩm Đài Loan tiếp tục bác đơn của gần 8.000 nạn nhân Formosa Hà Tĩnh
Họp báo trước Toà Thượng thẩm ở Đài Bắc của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hôm 17/4/2020. Photo: RFA Sáng 17-4, đại d... -
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh tiếp tục bị công an và an ninh Việt Nam gây sức ép
Ảnh trên trang cá nhân của Cao Vĩnh Thịnh chụp cùng ngài đại sứ quán Czech trong ngày kỷ niệm Quốc tế Nhân Quyền. Ngày 25/12/202... -
Thảm họa Formosa, một năm nhìn lại - Phần 1
Ảnh Vietbest Phần 1: THẢM HỌA VẪN TIẾP DIỄN 1. Môi trường sau thảm họa Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi sinh trư...
Tham khảo
Phân loại
Tin môi trường
(75)
Môi trường
(43)
Tin tức
(31)
Formosa
(29)
Tin hoạt động
(28)
Sự kiện
(24)
Bình luận & Nhận định
(23)
Video
(18)
Kiến thức về môi trường
(17)
Báo cáo môi trường
(8)
Luật môi trường
(8)
Phát triển bền vững
(8)
Tư liệu
(8)
Chiến lược & Chính sách
(4)
Kinh tế xanh
(4)
Tin công nghệ
(4)
Tiết kiệm năng lượng
(3)
Tản mạn
(1)
Theo thời gian