Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin hoạt động. Hiển thị tất cả bài đăng
SỢ??? hay ĐỪNG SỢ
Sau buổi công chiếu phim ĐỪNG SỢ ngày 16-3 vừa qua, an ninh Việt nam đã có những động thái gây sức ép tới Green Trees bằng hành động bắt giữ, tra khảo cô Cao Vĩnh Thịnh, một thành viên tích cực của tổ chức, để lấy thông tin về bộ phim.
Đây là một bộ phim tài liệu về chủ đề XHDS và những đau thương, mất mát của người dân sau thảm hoạ Formosa.
Buổi công chiếu phim là sự khởi đầu cho chuỗi hoạt động đánh dấu tròn ba năm xảy ra thảm hoạ cá chết tại miền Trung. Là hoạt động hết sức lành mạnh và ôn hoà của một tổ chức XHDS.
Chính quyền không có lý do gì phải SỢ.
Green Trees xanh thắm giữa lòng Hà nội
Show diễn nghệ thuật độc đáo giữa lòng Hà nội |
Vào 2h chiều chủ nhật ngày 4-2-2018, tại Đài phun nước Bờ Hồ đã diễn ra một buổi trình diễn nghệ thuật độc đáo, ấn tượng về chủ đề bảo vệ môi trường do các bạn trẻ Green Trees tổ chức.
Mở đầu chương trình, bốn nữ nghệ sĩ xinh đep xuất hiện trong bộ váy dạ hội trắng sang trọng cùng với ruy băng xanh quen thuộc - biểu tượng của Green Trees - đã thu hút sự chú ý của số đông những người dân đang vui chơi, đi dạo quanh hồ.
Khi những bản nhạc vui vẻ, ngập tràn hơi thở cuộc sống cất lên cũng là lúc một chiếc túi nilon khổng lồ mang dòng chữ :” STOP PLASTIC BAG” bất ngờ được bung ra tạo thành điểm nhấn lạ thường giữa trung tâm Hồ Gươm.
Các nghệ sỹ trình diễn đã chui vào trong túi nilon và diễn tả sự khó khăn, ngột ngạt, bế tắc, nguy hiểm của cuộc sống dưới tác động bởi rác thải là túi nilon vào môi trường trên nền nhạc day dứt, uất nghẹn của các violist duyên dáng.
Cùng lúc đó, rất nhiều bạn trẻ đã dâng cao những bức ảnh lớn thể hiện sự chết chóc của động vật, sự tàn phá môi trường của rác thải nilon và những biểu ngữ kêu gọi mọi người hãy hạn chế sử dụng nó, chung tay góp phần gìn giữ một môi trường trong lành hơn.
Phấn khích trước chương trình biểu diễn ngẫu hứng đầy ý nghĩa, mọi người đều vỗ tay cổ động, thậm chí các em nhỏ cũng chui vào túi nilon tham gia trình diễn cùng các nghệ sỹ tạo nên không khí ôn hoà và vui vẻ.
Cao trào và cũng là điểm kết của chương trình là hình ảnh các violits kiều diễm đang loay hoay, chật vật chơi nhạc trong chiếc túi nilon khổng lồ giữa vòng khán giả.
Khi môi trường bị huỷ hoại thì không chỉ cuộc sống bình thường mà nghệ thuật cũng bị bóp nghẹt, không lối thoát.
“Ô NHIỄM TRẮNG”, là cụm từ các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi ni lông gây ra , đang là nhân tố gây thảm họa môi trường nghiêm trọng. Túi ni lông có thời gian phân hủy rất dài từ 500 – 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời, là mối nguy hại lớn đối với môi trường.
Túi ni lông rất nhẹ nên dễ bị vứt bỏ, vướng mắc ở nhiều nơi, gây mất mỹ quan đô thị, làm tắc nghẽn cống rãnh thoát nước, là một trong những nguyên nhân gây hại cho sinh vật, làm thoái hóa đất và gây ô nhiễm không khí. Trong quá trình xử lý, tái chế, túi ni lông còn phát sinh những khí thải, chất thải độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường và sức khỏe con người.
Sắp tới là tết Nguyên Đán, ngày tết cổ truyền của Việt Nam, chúng tôi tổ chức sự kiện nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực như giảm thiểu sử dụng túi ni lông khi mua sắm trong dịp tết Nguyên Đán 2018.
Hãy hành động cùng chúng tôi, hãy bảo vệ Việt Nam khỏi thảm họa “Ô NHIỄM TRẮNG”!
STOP PLASTIC BAG!
Các Violist duyên dáng với ruy băng xanh Greentrees |
Cụ già mê mải ngắm show diễn |
Trẻ em hân hoan tham gia vào chương trình |
Các biểu ngữ bảo vệ môi trường |
Trình diễn nghệ thuật: tác động của rác thải nilon tới môi trường |
Cao trào của chương trình, các Violist chui vào túi nilon trình diễn |
Talk show: " Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung" số 4
Ở số thứ ba, anh Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động xã hội, đã chia sẻ hiểu biết của mình về cách mà chính phủ Đài Loan đã phản ứng lại với thảm họa môi trường. Trong số này, anh Tuấn sẽ tiếp tục giúp chúng ta so sánh về phản ứng của khối xã hội dân sự (XHDS) giữa Đài Loan và Việt Nam.
Trong sự kiện thản họa này, có ba bên liên quan là chính quyền, Formosa và những người dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì là nhà đầu tư với cam kết làm phát triển kinh tế cho Việt Nam trong tương lai, Formosa đã nhận được những ưu đãi gì? Vậy những người dân với tư cách là nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp có những quyền gì để bảo vệ quyền lợi của mình?. Cuộc trao đổi giữa chị….. và chị….. sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.
Đây tạm thời là số cuối cùng của series dựa trên những quan sát thực tế. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục làm các series về những vấn đề liên quan đến môi trường. Cảm ơn các bạn đã theo dõi series “Các vấn đề xung quanh thảm họa 2016” của chúng tôi trong thời gian qua. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn.
Talk show: " Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung " 3
Trong hai số trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Formosa và những hoạt động xung quanh việc khắc phục thảm họa từ phía chính quyền. Tai số này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về việc chính quyền Việt Nam đã cam kết những gì và giải quyết được bao nhiêu phần?
Đồng thời, chúng ta hãy cùng xem Đài Loan, là nơi đặt trụ sở chính của Formosa với KCN hóa chất lớn nhất thế giới, đã phản ứng ra sao khi các tác hại tương tự xảy ra với người dân. Anh Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động xã hội đã nỗ lực tiến hành các hoạt động hỗ trợ người dân ở Hà Tĩnh trong thời gian khó khăn, cũng là người có dịp gặp và trao đổi với các tổ chức xã hội dân sự tại Đài Loan sẽ giúp chúng ta có thêm thông tin về thực trạng của tại miền Trung, đồng thời so sánh giữa hai chính phủ về các hoạt động khắc phục thảm họa thông qua cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đình Hà.
Talk show: " Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung" 1
Một năm về trước, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức tuyên bố nguyên nhân gây ra thảm họa miền Trung vào tháng 4/2016. Thảm họa đã giết chết khoảng 115 tấn cá dạt vào dọc dải bờ biển, 140 tấn cá và 67 tấn ngao nuôi. Còn 16 ngày nữa là tròn một năm từ tuyên bố này, nhưng cho đến nay xung quanh thảm họa vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời, hoặc thông tin vẫn không được công bố một cách rõ ràng. Chúng tôi xin được gửi đến các bạn chương trình talk show trả lời những vấn đề xung quanh thảm họa miền Trung năm 2016.
Số thứ nhất sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi về mối liên quan giữa Formosa và Trung Quốc, nó ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam? Những vi phạm của Formosa là gì? Mời các bạn theo dõi cuộc thảo luận giữa Nhà báo Nguyễn Đình Hà và Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn.
Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung số 2
TP. HCM: Ô nhiễm nặng từ các xưởng tái chế nhôm
Nhu cầu về nhôm tăng cao khiến việc sản xuất, tái chế nhôm ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là một số cơ sở còn thiếu kinh nghiệm và ý thức bảo vệ môi trường khi sản xuất và tái chếnhôm. Nếu xử lý không tốt, việc tái chế nhôm sẽ để lại lượng bã thải rất lớn, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Những ngày vừa qua, người dân sống dọc đuờng E11/4 Ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. HCM liên tục phản ánh với Green Trees về tình trạng ô nhiễm của các xưởng tái chế nhôm trên khu vực này.
Ngày 24/5, phóng viên tình nguyện của Green Trees đã có mặt tại tuyến đường trên để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Từ đường E11/4 Ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn đi vào khoảng 600m, chúng tôi gặp một đồng chí vệ binh. Được sự hướng dẫn của đồng chí, chúng tôi tìm đến xưởng sản xuất nhôm của ông Tiếp và bà Chín nằm trên đất của Sư đoàn 317 – Quân khu 7.
Dọc đường đi, chúng tôi thấy những chiếc xe tải chở hàng liên tục di chuyển ra vào. Một người dân giấu tên cho biết: “Tôi không rõ xưởng này hoạt động từ bao giờ, nhưng thời gian gần đây, các xe tải ra vào xuởng liên tục. Khói bụi và ồn ào cả ngày lẫn đêm, khiến người dân rất khó chịu”.
Tiến sâu vào xưởng sản xuất, chúng tôi cảm thấy ngạt thở vì mùi khét, mùi hăng hắc nồng nặc thải ra từ các lò đốt nhôm. Hai xưởng rộng khoảng 60 m2 này chỉ mở một cửa duy nhất khi cần ra vào. Trước cửa, các thành nhôm thành phẩm được xếp thành từng khối chờ bốc lên xe. Thấy sự xuất hiện của chúng tôi, người phụ nữ tầm hơn 40 tuổi ngồi trước cửa xưởng “cảnh giới” đứng bật dậy, bước đến hỏi chúng tôi cần gì và cho biết ở đây không được vào.
Quy trình sản xuất
Trong hai xưởng tái chế, nhôm phế liệu được chất chồng thành đống cao ngất chờ vào lò để nung chảy. Vỏ lon bia, xoong nồi cũ, dây điện, phụ tùng máy móc, vành xe hỏng, khung nhôm kính… được thu mua với giá rẻ ở khắp nơi sau đó tập kết về xưởng. Sau đó, những nguyên liệu này được nấu trong lò đốt cho tan chảy và nhôm lỏng được đổ vào khuôn thành các thanh nhôm có chiều dài khoảng 80cm, nặng từ 8 – 12kg.
Bên trong xưởng của ông Tiếp và bà Chín là hai lò đốt với công suất 12 tấn/ngày. Nhìn sang bên cạnh, chúng tôi thấy 2 người công nhân mỗi người bịt một chiếc khăn mặt kín mít chỉ hở mỗi 2 con mắt đang thay nhau dùng xẻng xúc phế liệu đổ vào lò. Theo tính toán của các chuyên gia, hàm lượng bụi và khói bên cạnh các lò đúc luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép tới 10-15 lần, điều này khiến tôi tự nghĩ không hiểu qua lớp khăn mặt kia hàm lượng khói bụi liệu giảm đi được mấy phần.
Bã thải trong sản xuất đi đâu?
Ông Trần Văn H (một người có kinh nghiệm nấu nhôm lâu năm) cho biết: “Cứ 6 tấn nhôm sẽ sản sinh ra khoảng 600kg xỉ”. Xỉ nhôm là một trong những chất vô cùng độc hại đối với môi trường, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người.
Điều đáng nói, xưởng tái chế nhôm của ông Tiếp và bà Chín hoạt động với công suất lớn nhưng lại không có khu xử lý xỉ nhôm. Điều này khiến chúng tôi tự đặt câu hỏi không biết lượng xỉ nhôm khổng lồ ấy được vận chuyển đi đâu và xử lý như thế nào? Liệu hai xưởng tái chế nhôm này đã đánh giá tác động môi trường trước khi hoạt động hay chưa? Và với hoạt động tái chế nhôm này, liệu ông Tiếp và bà Chín có được cấp giấy phép kinh doanh hay không?
Nguy cơ nhiễm độc từ xưởng tái chế nhôm
Quá trình tái chế nhôm sản sinh ra rất nhiều khói bụi độc hại, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người. Đặc biệt, những người thường xuyên tiếp xúc hoặc sinh sống gần các xưởng tái chế nhôm có nguy cơ cao bị nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, ngoài da, đường tiêu hóa.
Theo nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn Thị Kim Thái, Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Trường đại học Xây dựng, trong các máy biến thế, tụ điện phế thải (mà các lò tái chế nhôm thường thu mua), có một hợp chất độc hại chứa trong dầu thải là chất PCB. PCB là một hợp chất hữu cơ rất khó phân hủy. Chất độc này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích lũy trong các mô mỡ, có thể gây nhiễm độc nặng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tuần hoàn máu… gây giảm sút trí nhớ. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể làm biến đổi gien và có nguy cơ gây ung thư cao.
Vậy, có hay không chuyện xưởng tái chế nhôm này chỉ chú trọng vào sản xuất và lợi nhuận mà không quan tâm đầu tư cho việc xử lý chất thải, cải thiện môi trường của cơ sở sản xuất? Phải chăng sức khỏe của các chiến sĩ và người dân nơi đây đang được chính họ mang ra trao đổi với lợi nhuận? Và những xưởng tái chế này được xây dựng trên đất của Quân đội nhân dân Việt Nam là đúng hay sai? Các cơ quan chức năng sẽ giải quyết vấn đề nhức nhối này như thế nào để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân.
- Green Trees -
Green Trees làm TalkShow " Những câu hỏi lớn về thảm họa biển miền Trung "
Còn nhớ một năm trước, vào ngày 5/6/2016, nhóm Green Trees đã kêu gọi một cuộc tuần hành nhân ngày Môi trường thế giới để yêu cầu chính quyền nhanh chóng đưa ra kết luận về thảm họa. Cho đến thời điểm đó đã là hai tháng sau khi phát hiện dấu hiệu cá chết nhưng chính phủ vẫn trì hoãn việc công bố kết luận điều tra. Cuộc tuần hành với thông điệp bảo vệ môi trường đã bị dừng lại sau khi diễn ra được 10 phút bởi sự cản trở và bắt bớ của lực lượng công an.
Chủ đề của ngày Môi trường thế giới năm nay hoàn toàn phù hợp với những gì chúng ta cần hướng đến. Một năm sau thảm họa chúng ta đã làm những gì để khắc phục hậu quả?Chúng ta đã có hoạt động nào để làm biển sạch trở lại cho những thế hệ tương lại hay chưa?
Còn 25 ngày nữa là chạm mốc một năm sau khi chính phủ chính thức tuyên bố vùng biển miền Trung bị nhiễm độc bởi nước thải công nghiệp do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa xả ra. Nhân dịp này, nhóm Green Trees sẽ có một số talkshow trao đổi về các vấn đề xung quanh sự kiện thảm họa môi trường biển miền Trung, tính cho đến thời điểm hiện tại.
MỜI ĐÓN XEM...
Green Trees đề xuất giải pháp để không phải chặt 1300 cây xanh
Đây là công trình do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Sở Giao thông - Vận tải TP. Hà Nội) - sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án – làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ chặt hạ hơn 1.000 cây, di chuyển 158 cây, cắt tỉa 142 cây.
Với tư cách là một tổ chức dân sự hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thúc đẩy trách nhiệm giải trình cũng như tính minh bạch của chính quyền, Green Trees có ghi nhận như sau:
1. Chưa hề thấy Ban quản lý dự án công bố Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường.
2. Chưa hề có khảo sát, tham vấn, thăm dò ý kiến người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của dự án (đặc biệt là ở những nơi sẽ bị chặt cây, nhưng không chỉ ở những nơi đó). Cũng may, và chúng tôi cũng ghi nhận, là báo chí đã được biết đến và đưa tin tương đối kịp thời về dự định chặt hạ hơn 1000 cây này.
3. Không một tổ chức xã hội dân sự nào được tham vấn, hỏi ý kiến trong quá trình triển khai dự án, chứ chưa nói tới việc được tham gia phản biện, giám sát độc lập.
4. Ban quản lý dự án khẳng định việc di dời, chặt hạ cây xanh là bắt buộc.
Green Trees nhận định rằng:
1. KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN VIỆC KHÔNG CÓ, HOẶC KHÔNG CÔNG KHAI BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Việc xây dựng, mở rộng đường Vành đai 3 thuộc diện buộc phải lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường, trong đó, phải nêu chi tiết cả kế hoạch chặt hạ, di dời cây.
Ngoài ra, số cây mà Ban quản lý dự án muốn chặt hạ, di dời (hơn 1.300, trong đó, chặt hơn 1.000 cây) là một con số rất lớn. Điều này càng khiến cho việc lập, công bố và thẩm định công khai Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường là việc bắt buộc.
2. CHẶT HẠ CÂY KHÔNG PHẢI LÀ BẮT BUỘC, BẢO VỆ CÂY MỚI LÀ BẮT BUỘC
Chặt hơn 1.000 cây chính là hành vi chặt hạ hàng loạt cây xanh. Đây là điều không thể được chấp nhận trong mọi dự án xây dựng và phát triển đô thị trên thế giới. Xin nhấn mạnh: Phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ hiện tại MÀ KHÔNG HY SINH các thế hệ tương lai.
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Để phát triển bền vững, phải bảo đảm môi trường không bị tổn hại. Không thể có bất kỳ lý do gì để biện minh cho việc chặt hạ hàng trăm, hàng nghìn cây xanh.
Trong hoàn cảnh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng: Người dân Việt Nam và Hà Nội đều đang phải chịu tác động của biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, nhân dân thủ đô đang rất khổ sở trước nạn bê-tông hóa thành phố, ô nhiễm không khí do khói bụi xe, do nông thôn… đốt rạ, do đất cát từ các công trường xây dựng… Trong khi ấy thì các đô thị đều thiếu cây trầm trọng.
Nghĩa là, không chỉ thế hệ tương lai mà thế hệ hiện tại cũng đang điêu đứng vì ô nhiễm môi trường và sự tàn phá môi trường nhân danh “phát triển”.
Điều này thực sự là không thể chấp nhận được.
3. LUÔN CÓ GIẢI PHÁP ĐỂ KHÔNG PHẢI CHẶT CÂY
Green Trees tin chắc rằng nếu mọi dự án quy hoạch và phát triển đô thị đều có sự tham vấn đông đảo người dân và xã hội dân sự, bảo đảm minh bạch và dân chủ, thì mọi vấn đề đều có giải pháp.
Chúng tôi cũng xin đề xuất giải pháp sau đây để bảo vệ hơn 1.300 cây xanh đường Phạm Văn Đồng:
- Hiện trạng lúc này: Đường Phạm Văn Đồng dành cho các loại phương tiện giao thông cùng di chuyển. Hai bên đường là hàng cây xanh mà Ban quản lý dự án đang đòi chặt hạ.
- Đường mở rộng gồm đường hiện nay mở rộng sang hai bên, và hai hàng cây xanh khi đó sẽ trở thành đứng giữa đường mở rộng. (Vì thế, Ban quản lý dự án muốn chặt).
- Đề xuất: Giữ nguyên đường hiện nay và chỉ dành cho các loại xe cơ giới lưu thông. Phần đường mở rộng sang hai bên dành cho xe thô sơ di chuyển. (Xin xem hình vẽ).
Phương án này có các ưu điểm: Phân làn đường, bảo đảm sự an toàn cho các phương tiện giao thông vận tải; giữ lại được cả hai hàng cây.
Đây chỉ là một đề xuất của Green Trees, và một lần nữa xin nhắc lại: Chúng tôi tin chắc rằng nếu mọi dự án quy hoạch và phát triển đô thị đều có sự tham vấn đông đảo người dân và xã hội dân sự, bảo đảm minh bạch và dân chủ, thì luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Sẽ có rất nhiều đề xuất khác hợp lý hơn và tốt hơn để vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường cho tất cả chúng ta.
4. YÊU CẦU
Chúng tôi đề nghị Ban quản lý dự án và các bên liên quan:
- Đưa ra bản vẽ quy hoạch chi tiết. Nếu nói bắt buộc phải chặt thì dựa vào tính toán nào mà lại nói như vậy?
- Cân nhắc đề xuất của Green Trees;
- Lưu ý đến việc lập, công bố Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường;
- Lưu ý đến việc tham vấn người dân và các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình triển khai dự án;
- Hủy bỏ ngay lập tức kế hoạch chặt hạ, di dời cây trên đường Phạm Văn Đồng và trong khu vực dự án.
- Green Trees -
Vùng tệp đính kèm
Greentrees yêu cầu giám sát đền bù Formosa
Các thành viên nhóm Green Trees có kỳ vọng được phía chính quyền lắng nghe ý kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhóm có thể thực hiện quyền giám sát, đặc biệt là kêu gọi các tổ chức, cá nhân khác nêu yêu cầu tương tự đối với chính quyền.
Căn cứ pháp lý để nhóm Green Trees gửi văn bản yêu cầu được tham gia giám sát là dựa vào Điều 2 và Điều 28 Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Ngoài ra, văn bản ghi thêm, “Nhà nước Việt Nam luôn xác định tinh thần dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từ khi khai sinh ra nhà nước Dân chủ Cộng hoà”.
Diễu hành tưởng niệm một năm thảm họa biển miền Trung
Anh tên Lê Văn Ngày...
Cho đến hôm nay, bà con vẫn phải vác đơn đi kêu cứu khắp nơi, không toà nào nhận. Họ bị đàn áp vì đòi lại công lý cho mình, cho cuộc sống của gia đình. Có ai muốn ngày ngày phải khóc lóc, lo lắng và đi ra đường biểu tình không?
Và cũng để người dân còn nhớ đến Formosa, nhớ đến thảm hoạ biển miền Trung, chia sẻ nỗi đau cùng đồng bào bốn tỉnh. Green Trees chúng tôi muốn kêu gọi anh em, bạn bè, đồng bào khắp nơi hãy cùng nhau tưởng niệm bằng bất kỳ hình thức nào.
Nhân đây, Green Trees tổ chức một cuộc diễu hành để tưởng niệm, và kêu gọi mọi người cùng tham gia.
- Hình thức: Diễu hành bằng xe đạp - để nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường - không phân biệt chủng loại xe đạp (trừ xe đạp điện).
- Thời gian: 9h sáng ngày Chủ nhật, 09/04/2017.
- Địa điểm:
Xuất phát tại Bộ Tài nguyên Môi trường - số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Kết thúc tại Văn phòng Quốc hội - số 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội
Kính mời mọi người tham dự. Đồng thời, rất mong các bạn bè ở tỉnh thành khác cùng hưởng ứng và có kế hoạch tưởng niệm.
Chúng tôi đòi quyền giám sát
Trước tình hình căng thẳng ở Hà Tĩnh, xoay quanh vấn đề bồi thường cho người dân bốn tỉnh miền Trung sau thảm hoạ chưa thoả đáng và không đảm bảo công bằng, sáng nay, 5/4/2017, Green Trees đã gửi đến các cấp chính quyền một văn bản yêu cầu tạo điều kiện cho nhóm
THAM GIA GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG.
Văn bản nêu rõ:
“Với trách nhiệm công dân và tình đồng bào, chúng tôi thấu hiểu và chia sẻ nỗi khó khăn, mất mát của người dân bốn tỉnh miền Trung chịu thiệt hại từ thảm hoạ môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, xảy ra vào tháng 4/2016”.
“Theo đánh giá của chúng tôi dựa trên các thông tin từ báo chí, sự phản ánh của người dân cũng như quan sát trực tiếp, quá trình chi trả tiền hỗ trợ, đền bù còn chậm chạp, người dân tại nhiều vùng chịu ảnh hưởng chưa được nhận tiền. Tại nhiều địa phương, người dân vẫn đang phản đối mức hỗ trợ, đền bù, do không tương xứng với thiệt hại thực tế. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận rất nhiều phản ánh về sự bất bình đẳng trong việc chi trả khoản tiền này”.
Trước thực trạng đó, với tư cách là một tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động để bảo vệ môi trường và quyền được sống trong môi trường trong sạch, Green Trees quyết định tham gia giám sát quá trình chi trả tiền bồi thường. Qua việc này, nhóm mong muốn sẽ đảm bảo tính khách quan, minh bạch và công bằng của tiến trình cũng như các cấp thực hiện; đồng thời, cam kết sẽ trở thành cầu nối giữa nhà nước và người dân vùng chịu thiệt hại, mang lại thông tin trung thực và đa chiều, giúp các bên thông hiểu nhau hơn.
Green Trees cũng tin rằng, việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước không chỉ là quyền của công dân như Hiến pháp quy định (Điều 28), mà còn là chức năng của xã hội dân sự. Do đó, nhóm khuyến khích và kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự và mọi người dân Việt Nam có quan tâm cùng tham gia giám sát quá trình bồi thường cho các nạn nhân của thảm hoạ.
Văn bản đã được Green Trees gửi tới Văn phòng Chính phủ, các bộ Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, và uỷ ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Hỏi đáp về kết quả phân tích dải nước đỏ ở Hà Tĩnh
Sau khi Green Trees công bố kết quả phân tích độc lập dải nước đỏ ở Hà Tĩnh (ngày 11/3), chúng tôi đã nhận được phản hồi và thắc mắc của nhiều bạn đọc. Green Trees cảm ơn tất cả và xin có lời giải đáp cho một số câu hỏi, như dưới đây.
1. “DẢI NƯỚC ĐỎ Ở HÀ TĨNH” LÀ HIỆN TƯỢNG GÌ?
Trong hai ngày 19/1 và 18/2/2017, tại khu vực cảng Vũng Áng và đê chắn sóng cảng Sơn Dương (tỉnh Hà Tĩnh), xuất hiện nhiều dải nước màu đỏ hồng.
Sáng 23/2, một dải nước màu đỏ hồng cũng đã xuất hiện tại vùng biển xã Kỳ Hà, thuộc Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 24/2, xuất hiện dải nước đỏ tại khu vực bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Kỳ Anh là nơi đặt nhà máy sản xuất thép của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Cảng nước sâu Sơn Dương là một trong các công trình lớn do FHS đầu tư ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh là một trong bốn tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất trong thảm họa môi trường biển miền Trung năm 2016.
2. CƠ QUAN CHỨC NĂNG ĐÃ CÓ GIẢI THÍCH GÌ VỀ HIỆN TƯỢNG NÀY?
Kết quả phân tích mẫu nước biển tại cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương của Viện Công nghệ Môi trường và Viện Tài nguyên - Môi trường biển Hải Phòng cho thấy hàm lượng Ammonia trong nước biển tại cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, phenol trong một mẫu nước biển gần bờ vượt 10,3 lần cho phép (quy định trong Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ). Các thông số khác đều đạt quy chuẩn cho phép.
Khoảng ngày 20/2, chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trích lời người dân địa phương (Hà Tĩnh) lý giải về dải nước đỏ: “Đó là hiện tượng tự nhiên, bình thường… xuất phát từ… con cá trích xuất hiện trên mé nước”. VTV cũng nói thêm, hàm lượng Ammonia cao là do nguồn nước ở đây “bị ô nhiễm hữu cơ”.
Báo cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trường, được các báo trích dẫn ngày 1/3, cho rằng nguyên nhân của các dải nước đỏ xuất hiện trong hai ngày 19/1 và 18/2 là do sự bùng phát (tàn lụi, hoặc nở hoa) của một loài tảo biển, tảo Noctiluca Scintillans.
Tờ Thanh Niên viết rằng tảo Noctiluca Scintillans khi tàn lụi sẽ giải phóng ra Ammonia ở nồng độ cao trong môi trường nước, còn VnExpress viết rằng đó là do tảo nở hoa.
Trong một diễn biến khác, Tuổi Trẻ đưa tin Chi cục Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng vào ngày 26/2 đã xác định vệt nước đỏ ở Sơn Trà là do trứng ruốc gây ra.
3. CÒN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘC LẬP CỦA GREEN TREES NHƯ THẾ NÀO?
Kết quả phân tích của Green Trees cho thấy: Dải nước đỏ ở Hà Tĩnh là do nước thải công nghiệp gây ra, với một số các hàm lượng như COD, Phenol, Nitro cao bất thường.
Một vài thông số vượt chuẩn cần lưu ý:
+ COD -> 2640. Mẫu có màu hồng phớt và mùi ngọt ngái đặc trưng của dung môi công nghiệp. Chúng tôi sẽ sớm xác định cụ thể loại chất độc này.
+ Phenol -> 1,68, cao gấp hơn ba lần cho phép so với tiêu chuẩn xả thải của công nghiệp thép (0,5), và gấp 56 lần cho phép so với tiêu chuẩn nước biển (0,03).
+ Các chỉ số kim loại nặng cũng cao bất thường, khẳng dịnh đây là chất thải từ hoạt động công nghiệp.
4. NHƯ VẬY, KẾT LUẬN CỦA GREEN TREES LÀ GÌ?
Là mẫu nước biển có chứa phenol, và với hàm lượng rất cao.
5. PHENOL LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Phenol và các dẫn chất như cresyl (acid cresylic) là những chất rất thông dụng trong công nghiệp (hóa hữu cơ, chất dẻo, hóa dược) và dễ tẩy uế, sát khuẩn (dung dịch 1%). Ngộ độc cấp xảy ra do uống dung dịch đậm đặc với mục đích tự tử hoặc do uống nhầm.
Phenol là HCHC có tính rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Phenol và các dẫn xuất của phenol là các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và mọi sinh vật sống.
Trên góc độ môi trường, phenol và các dẫn xuất của phenol được xếp vào loại chất gây ô nhiễm. Đây là nhóm tương đối bền, có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật và có khả năng gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người.
Khi xâm nhập vào cơ thể, các phenol nói chung và Clophenol nói riêng gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan và hệ thống khác nhau nhưng chủ yếu là tác động lên hệ thần kinh, hệ thống tim mạch và máu.
Liều nguy hiểm: 2 - 5gram. Liều gây chết: trên 10gram. Tác dụng ăn mòn.
6. CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG TẢO CHỨA PHENOL NHIỀU HƠN NƯỚC BIỂN VÀI LẦN LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG?
Hàm lượng phenol trong mẫu nước biển mà Green Trees phân tích cao gấp 56 lần so với tiêu chuẩn cho phép, không phải “vài lần”.
Việc cho rằng tảo Noctiluca Scintillans là nguyên nhân gây ra dải nước đỏ cũng chỉ là một giả thiết và chưa được chứng minh thỏa đáng. Tảo này có thể làm nước biển đỏ như màu máu, và những đợt bùng phát của tảo thường là do gặp phải điều kiện nước biển lạnh, bề mặt chứa nhiều chất dinh dưỡng (theo một bản tin của Thanh Niên, trích dịch từ AFP). Điều kiện nước biển ở Hà Tĩnh không chắc có thể làm tảo Noctiluca Scintillans nở hoa.
Ngoài ra, môi trường biển luôn có sự dịch chuyển do sóng mạnh, không tĩnh như trong một hồ nước, nên các chất đều dễ phân tán, khó có chuyện cô đặc lại ở một vài điểm. (Tuy thế, hàm lượng phenol lại vẫn cao một cách bất thường; điều này cần được làm rõ nguyên nhân).
Liên quan đến vụ “tảo nở hoa”, Tiến sĩ công nghệ hóa Phạm Quang Tuấn (Úc) cũng đã chỉ ra một số điểm bất hợp lý, chẳng hạn:
+ Số liệu trên trang web của Bộ Tài nguyên-Môi trường cho thấy ammonia ở vùng biển Đà Nẵng vẫn bình thường (dưới 0,5 miligram/l) dù nơi đây có mật độ tảo tương tự như nước biển Hà Tĩnh. Vì vậy nói “hiện tượng [tảo] này rất phù hợp với kết quả phân tích chất lượng nước biển [Hà Tĩnh]” như Bộ là không chính xác.
+ Ammonium và ammonia là hợp chất của nitro (N) và hydro (H). Ammonium (NH4+) là dạng ion và ammonia (NH3) là dạng phân tử, đây chỉ là hai dạng của cùng một chất chuyển đổi từ dạng này qua dạng khác tùy theo pH, nhiệt độ. Ammonia là ammonium chuyển đổi sang. Muốn có ammonium thì phải có nguồn nitro. Tuy nitro có trong khí trời, tảo (cũng như hầu hết các sinh vật khác) không thể dùng khí đó để tạo ra ammonium mà phải lấy từ nitro cố định (fixed nitrogen), như nitrate và ammonia. Vậy, dù có tảo hay không có tảo, nồng độ ammonium cao có nghĩa là có những nguồn nitro cố định cao tương tự. Tảo chỉ có chức năng dự trữ hay biến nitro cố định từ dạng này sang dạng khác chứ tự nó không thể tạo ra nitro cố định (như ammonium). Nói cách khác, tảo chỉ là TRIỆU CHỨNG hay HẬU QUẢ của nồng độ nitro cố định cao chứ KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN.
+ Màu đỏ có thể là do tảo (mà cũng có thể vì lý do khác), nhưng tảo chỉ là HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NITRO gây ra môi trường thuận tiện (nitro cố định chính là chất đạm dùng để bón cây) chứ không phải là nguyên nhân.
7. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN LẤY MẪU CỦA GREEN TREES?
Công việc lấy mẫu đã gặp nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm, do sự cản trở từ phía cơ quan chức năng địa phương. Vì lý do an toàn cho những người dân địa phương đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình lấy mẫu, Green Trees không thể công bố cụ thể địa điểm và thời gian lấy mẫu.
Tuy nhiên, có thể xác nhận rằng việc lấy mẫu đã được tiến hành trong tháng 2 và công tác xét nghiệm, phân tích bắt đầu vào đầu tháng 3.
Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Bất kỳ bạn đọc có chuyên môn nào, nếu muốn tham gia cùng Green Trees và cần có thông tin cụ thể về quy trình, địa điểm, thời gian lấy mẫu, xin vui lòng liên hệ qua tin nhắn riêng (private message) gửi vào trang facebook của Green Trees hoặc về địa chỉ: [email protected]
8. TÊN VÀ ĐỊA CHỈ CƠ QUAN XÉT NGHIỆM?
Tương tự, vì lý do an toàn cho đơn vị xét nghiệm (độc lập), chúng tôi rất tiếc không thể công bố tên và địa chỉ đơn vị này.
Green Trees chịu trách nhiệm về độ chính xác của quy trình lấy mẫu, xét nghiệm, phân tích.
9. CHI PHÍ CHO VIỆC NÀY LẤY TỪ ĐÂU?
Chi phí cho việc xét nghiệm là gần 10 triệu đồng, do các thành viên của Green Trees tự đóng góp.
10. “ĐỘNG CƠ” CỦA XÉT NGHIỆM ĐỘC LẬP NÀY?
Không có động cơ nào ngoài sự mong muốn thực hiện hai sứ mệnh của Green Trees:
1. Bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội;
2. Thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền trong hoạt động bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong sạch của người dân Việt Nam.
* * *
Nhân đây, Green Trees cũng xin phép đặt câu hỏi ngược lại với một số bạn đọc, như sau:
- Vì sao khi báo cáo công bố ngày 1/3/2017 của Bộ Tài nguyên-Môi trường cũng xác nhận phenol có hàm lượng vượt 10,3 lần cho phép, các bạn đã không có ý kiến, không có phản biện gì?
- Vì sao các bạn không chủ động thực hiện việc lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm độc lập?
Chúng tôi tin rằng bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm của nhà nước trong quản trị là trách nhiệm của tất cả chúng ta – những người dân Việt Nam. Mọi sự nghi ngờ, chính trị hóa việc thực hiện trách nhiệm này đều cho thấy thái độ không thiện chí, không tốt cho công cuộc chung.
Greentrees công bố kết quả xét nghiệm dải nước đỏ ở Hà Tĩnh
Công bố kết quả phân tích dải nước đỏ tại Hà Tĩnh
(bảng phân tích độc lập do Green Trees thực hiện)
Hiện tượng này xuất hiện cách đây khoảng 1 tháng ở Hà Tĩnh giờ có lẽ đang chìm dần vào quên lãng. Một hiện tượng gây lo ngại trong số đông người dân mà như báo Thanh Niên mô tả là "mé nước", rồi báo VNExpress gọi là "tảo bùng phát", Dân Trí thì có cái tên kêu hơn "tảo nở hoa". Vậy chung quy nó chứa cái gì?
Rất xin lỗi mọi người vì phải đến hôm nay mới nhận được bản kết quả xét nghiệm, để lấy được mẫu và tìm được nơi chấp nhận làm cũng rất là khó khăn và nguy hiểm.
Vệt nước đỏ đó đã được xác định là do nước thải công nghiệp gây ra, với một số các hàm lượng như COD, Phenol, Nito cao bất thường. Chi tiết các bạn có thể xem ở hình dưới, những thông số vượt chuẩn cần lưu ý như sau:
1. COD -> 2640
Cùng với màu hồng phớt & mùi ngọt ngái đặc trưng của dung môi công nghiệp. Chúng tôi sẽ sớm xác định cụ thể loại chất độc này.
2. Phenol -> 1,68
- Tiêu chuẩn xả thải CN Thép: 0,5 (cao hơn gấp 3 lần cho phép) (**)
- Tiêu chuẩn nước biển: 0,03 (cao gấp 56 lần cho phép).
3. Các chỉ số kim loại nặng cũng cao bất thường, khẳng dịnh đây là chất thải từ hoạt động công nghiệp.
Xin cảm ơn những người dân và một số bạn khác đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình lấy mẫu và xét nghiệm.
(Để đảm bảo thông tin bảo mật, một số vị trí trên ảnh chụp bảng kết quả xét nghiệm chúng tôi đã làm mờ. Rất mong các bạn thông cảm!)
----
(**) Phenol và các dẫn chất như cresyl (acid cresylic) là những chất rất thông dụng trong công nghiệp (hoá hữu cơ, chất dẻo, hoá dược) và dễ tẩy uế, sát khuẩn (dung dịch 1%). Ngộ độc cấp xảy ra do uống dung dịch đậm đặc với mục đích tự tử hoặc do uống nhầm.
Phenol là HCHC có tính rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Phenol và các dẫn xuất của phenol là các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và mọi sinh vật sống.
Trên góc độ môi trường phenol và các dẫn xuất của phenol được xếp vào loại chất gây ô nhiễm. đây là nhóm tương đối bền, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và có khả năng gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người.
Khi xâm nhập vào cơ thể các phenol nói chung và Clophenol nói riêng gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan và hệ thống khác nhau nhưng chủ yếu là tác động lên hệ thần kinh, hệ thống tim mạch và máu.
Liều nguy hiểm: từ 2 - 5gam. Liều gây chết: trên 10gam. Tác dụng ăn mòn tại chỗ và ức chế chuyển hoá.
Thư bà dân biểu Sec gửi bà chủ tịch Quốc hội Việt nam
Kính gửi: Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân,
Gần đây, tôi có cơ hội gặp gỡ với một nhóm các nhà hoạt động môi trường của Việt Nam, họ đã chia sẻ với tôi bản báo cáo đặc biệt có tên: "Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt nam" do tổ chức Greentrees thực hiện. Nhờ vậy, tôi biết đến một thảm họa môi trường bi thảm đã xảy ra ở Việt nam vào cuối tháng tư do Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây nên .
Các thông tin trong báo cáo này cho thấy hàng trăm tấn cá chết dạt vào dọc bờ biển, 60% dải san hô ở khu vực này đã bị tàn phá, rong biển chết ngầm xếp lớp dưới đáy biển. Hệ sinh thái biển bị tổn thương nghiêm trọng do sự cố này và phải mất từ 50 đến 100 năm mới có thể phục hồi. Báo cáo cũng khẳng định rằng tất cả các ngành công nghiệp hàng hải, bao gồm du lịch tại bốn tỉnh ven biển miền Trung Việt nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa, kéo theo cuộc sống khốn khó của hơn bốn triệu người dân ở đó.
Đáng quan tâm hơn nữa là quy trình phản ứng khẩn cấp và cứu trợ sau thảm họa dường như đã thiếu minh bạch trong nhiều khía cạnh nhất định.
Thông tin này đã khiến tôi quan ngại sâu sắc về những hoạt động đã, đang và có thể được thực hiện để khắc phục thảm họa này.
Tôi hy vọng rằng Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào vấn đề Formosa và xem xét việc cải cách các tiêu chuẩn môi trường hiện nay để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài.
Tôi tin tưởng rằng Quốc hội sẽ đôn đốc các cơ quan chức năng chấp nhận và phê chuẩn những vụ kiện của các nạn nhân của thảm họa, đảm bảo rằng họ sẽ nhận được sự xét xử công bằng.
Tôi tin rằng các tổ chức xã hội dân sự độc lập cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của thảm họa cũng như cải thiện tính minh bạch của những vấn đề liên quan.
Tôi chắc chắn mục tiêu của bà là tiến hành những hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và nhu cầu của người dân.
Tôi xin chúc bà thành công trong việc theo đuổi mục tiêu này.
Cám ơn bà đã quan tâm.
Trân trọng,
Marketa Adamová
Đại biểu Quốc hội của Cộng hòa Séc
Chairwoman Nguyen Thị Kim Ngan
National Assembly of Vietnam
22 Hung Vuong Street
Ba Dinh, Hanoi
Vietnam
RE: The 2016 Marine Life Disaster in Vietnam
Honorable Chairwoman Nguyen Thi Kim Ngan,
Recently, I had the opportunity to meet with a group of Vietnamese environmental activists, who shared with me the report: “An Overview of the Marine Life Disaster in Vietnam” by the organization Green Trees. Consequently, I have become aware of the tragic environmental disaster, caused by the Hung Nghiep Formosa Ha Tinh Steel Company, that occurred in Vietnam last April.
The information in the report states that hundreds of tonnes of dead fish washed ashore along the coast line, 60% of the coral in this area has been devastated and areas within the sea have died due to the layers of weeds on the seabed. It also explains how severely damaged the marine ecosystem was due to this incident, and that it may take 50 to 100 years for the sea to recover. It claims that all marine industries, including tourism, have been affected in the four coastal provinces in central Vietnam by this disaster along with lives of the over 4-million people living there. Moreover, the emergency response and disaster relief process seems to have lacked transparency in certain aspects.
This information has left me deeply concerned about what has been done and could still be done to rectify this disaster. It is my hope that the Vietnamese National Assembly will continue to focus on this problem and will consider reforming the current environmental standards, so that they are consistent with international standards for sustainable development. I trust that the National Assembly will urge the respective authorities to recognize and validate the lawsuits from the victims of the disaster and guarantee that they will receive a fair trial. I believe that independent civil society organizations can also play an important role in mitigating the impact of such a disaster and in improving the degree of transparency around such issues. I am sure your aim is to proceed in accordance with international law and the people’s needs and I wish you success in this pursuit.
Thank you for your attention.
Sincerely,
Markéta Adamová
Member of Parliament of the Czech Republic
Đọc nhiều nhất
-
200 câu hỏi và trả lời về môi trường
Mời mọi người tham khảo đáp án của 200 câu hỏi về môi trường theo đường link sau: https://drive.google.com/file/d/0B1KcEgJqwSp9bnBaemw0e... -
Hà Nội chịu tác động khí thải của 20 nhà máy nhiệt điện than
Tại buổi hội thảo về ô nhiễm không khí được tổ chức vào tối 5-6, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà ... -
Thành viên Green Trees - Cao Vĩnh Thịnh được ghi nhận trên SEA Mashable
Nguồn ảnh: https://sea.mashable.com/ Tạp chí SEA Mashable vừa bình chọn năm gương m... -
245 Người dân Hà Nội gửi kiến nghị phản đối dự án Sun Grand City Quảng An - Hồ Tây
Ngày 30/9/2017, với những lời kêu gọi được đăng tải trên mạng facebook phản đối việc thi công dự án Sun Grand City Quảng An... -
GIẾT CHẾT SÔNG MEKONG BỨC TỬ VỰA LÚA MIỀN TÂY THỦ PHẠM KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG CỘNG
Tác giả bài viết: Đăng Khoa Nguồn ảnh: Thắng Thế Lê / Quần thể thác Dray Nur - Dray Sap trên dòng sông Serepok huyền thoại ngày một... -
Ô nhiễm không khí giảm mạnh khi khủng hoảng coronavirus chiếm phần lớn nền kinh tế Trung Quốc
Tại Trung Quốc, dữ liệu vệ tinh cho thấy các biện pháp cứng rắn được ban hành để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus đã cắt giảm đáng k... -
1/7, áp dụng khung giá tính thuế tài nguyên mới
Thông tư số 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau vừa ...
Tham khảo
Phân loại
Tin môi trường
(75)
Môi trường
(43)
Tin tức
(31)
Formosa
(29)
Tin hoạt động
(28)
Sự kiện
(24)
Bình luận & Nhận định
(23)
Video
(18)
Kiến thức về môi trường
(17)
Báo cáo môi trường
(8)
Luật môi trường
(8)
Phát triển bền vững
(8)
Tư liệu
(8)
Chiến lược & Chính sách
(4)
Kinh tế xanh
(4)
Tin công nghệ
(4)
Tiết kiệm năng lượng
(3)
Tản mạn
(1)
Theo thời gian